banner

GDTX&CN - Giáo dục khởi nghiệp, hoạt động khơi nguồn sáng tạo trong học sinh, sinh viên

Thứ hai - 04/12/2017 20:40
Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, với mục tiêu hướng tới sự phát triển về phẩm chất, năng lực người học, giúp học sinh, sinh viên có sự định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, ngày 30/3/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã phát động lễ khởi động "Sáng kiến quốc gia khởi nghiệp" với mong muốn từ sáng kiến quốc gia khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp sẽ được khơi dậy trong thế hệ trẻ.
Có thể khẳng định rằng, khởi nghiệp có vai trò rất lớn, là động lực thúc đẩy  sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, giáo dục khởi nghiệp, lập nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo được đặc biệt quan tâm, nhằm tạo lập cho thế hệ trẻ kiến thức về khởi nghiệp, từng bước hình thành tinh thần khởi nghiệp, khát vọng khám phá bí quyết thành công, góp phần vào chương trình "Sáng kiến quốc gia khởi nghiệp" do Chính phủ phát động, tạo ra trào lưu khởi nghiệp của quốc gia.

Nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường, ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", theo đó đến năm 2020, có 100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp -  giáo dục thường xuyên.
Anh Nguyen Son Lam
 Nguyễn Sơn Lâm, doanh nhân thành đạt, diễn giả chuyên nghiệp lĩnh vực truyền động lựcvà khai phá tiềm năng
trong chương trình "Đánh thức khát vọng khởi nghiệp" tại Điện Biên.

Với mục tiêu hoàn thiện nội dung tài liệu giáo dục khởi nghiệp, đưa giáo dục khởi nghiệp vào chương trình hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, đồng thời hỗ trợ giáo viên truyền tải nội dung và các hoạt động nhằm trang bị cho học sinh có được tinh thần khởi nghiệp và những kiến thức, kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công, Vụ Giáo dục thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức biên và tập huấn thí điểm tài liệu “Giáo dục khởi nghiệp” ở một số tỉnh. Bộ tài liệu này gồm 4 cuốn, trong đó có 2 cuốn hướng dẫn giáo viên và 2 cuốn bài tập cho học sinh ở 2 cấp THCS.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng theo chủ đề trong năm học (1 chủ đề/tháng), để học sinh cấp THCS, THPT chủ động tìm hiểu các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương; về thị trường lao động; về nghề phổ biến tại địa phương; về năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình; về các hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông...

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh xem xét, lựa chọn các bài, mô đun phù hợp trong chương trình "Giáo dục khởi nghiệp" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm tư liệu giảng dạy các chủ đề giáo dục hướng nghiệp hoặc môn công nghệ cho học sinh tại các nhà trường; triển khai đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" trong các cơ sở giáo dục, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện giáo dục khởi nghiệp năm học 2017-2018; chỉ đạo các trường cao đẳng, các trường THPT xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp, đưa vào chương trình tự chọn, ngoại khóa, phù hợp với nhu cầu người học và thực tiễn của địa phương; tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giáo dục khởi nghiệp sẽ thiếu tính hiệu quả nếu chúng ta quan niệm rằng, chỉ có các trường đại học mới là môi trường tạo ý tưởng, trang bị kiến thức cho những người khởi nghiệp, chỉ ở môi trường đại học mới tiếp thu, tiếp nhận kiến thức, ươm mầm ý tưởng, chắp cánh ước mơ cho các bạn trẻ vươn ra thế giới rộng lớn. Trong bối cảnh hội nhập, nền tảng kiến thức về kinh doanh, tài chính, các kỹ năng mềm phải được truyền đạt trong cả một quá trình tạo nên hệ thống tư duy của người tiếp nhận. Đặc biệt, quá trình nuôi dưỡng ước mơ, ý tưởng cũng phải được ươm mầm song song với quá trình tiếp nhận kiến thức từ môi trường giáo dục. Chuẩn bị hành trang từ gốc, tức là khơi nguồn cảm hứng, trang bị kiến thức cho học sinh từ bậc phổ thông mới là lời giải cơ bản, hiệu quả cho bài toán khởi nghiệp./.

Tác giả: Đặng Thị Nhụy

Nguồn tin: Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay47,717
  • Tháng hiện tại741,516
  • Tổng lượt truy cập137,093,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi