banner

GDTrH - Những vấn đề cần lưu ý cho kì thi THPT quốc gia năm 2018

Thứ ba - 05/12/2017 04:36
GDTrH - Những vấn đề cần lưu ý cho kì thi THPT quốc gia năm 2018
Dienbien.edu.vn – Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2018 đến 2020, kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định như năm 2017. Nội dung kiến thức thi THPT quốc gia năm 2018 nằm ở chương trình lớp 11 và 12 với 4 mức ghi nhớ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng cao.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho phép thí sinh được chọn dự thi cả hai bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Điểm bài thi nào cao hơn sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT.
Dự báo năm 2018, tỷ lệ học sinh của tỉnh Điện Biên chọn bài thi Khoa học xã hội vẫn chiếm đa số. Đối với bài thi này học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, có kiến thức xã hội là có thể làm được bài, trong khi đó các môn Tự nhiên không chỉ nắm kiến cơ bản, kĩ năng tính toán mà còn đòi hỏi tư duy mới lựa chọn chính xác đáp án.
Để có kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia năm 2018, Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cụm chuyên môn trong toàn tỉnh chủ động tổ chức Hội thảo xây dựng chương trình, tài liệu và đưa ra các giải pháp ôn tập, ôn thi THPT quốc gia 2018 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại thì Cụm chuyên môn số 1 và số 2 gồm các trường THPT, Trung tâm GDTX thuộc thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đã tổ chức xong Hội thảo; 7 Cụm còn lại sẽ tổ chức trong thời gian tới. Phòng chuyên môn của Sở cử chuyên viên và cốt cán cấp tỉnh tham dự Hội thảo cùng các cụm; tập hợp kết quả Hội thảo thành tài liệu nhằm giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh trong toàn tỉnh chủ động kế hoạch giảng dạy, ôn tập, ôn thi và học tập nhằm đạt kết quả cao nhất trong Kỳ thi thi THPT quốc gia 2018.
 
Cụm chuyên môn số 2 tổ chức Hội thảo dạy học, ôn tập, ôn thi THPT quốc gia năm 2018, tại trường THPT Thanh Chăn
Điều lo lắng hiện nay của nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh là năm 2018 nội dung thi sẽ bao gồm chương trình lớp 11 và 12. Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giáo dục chưa công bố về tỉ lệ kiến thức lớp 11 và lớp 12 trong đề thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, nhiều thầy cô có kinh nghiêm dự đoán tỉ lệ kiến thức lớp 12 chiếm khoảng phần lớn, còn lại thuộc kiến thức lớp 11; kiến thức sẽ bao trùm toàn bộ chương trình 11 và 12.
Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn căn cứ vào năng lực, nguyện vọng của học sinh để tư vấn cho các em lựa chọn bài thi tổ hợp xét tốt nghiệp và môn thi xét vào Đại học, Cao đẳng đảm bảo kết quả tốt nhất (tránh đăng kí theo tâm lí đám đông). Tư vấn cho học sinh nên chọn thi một bài thi tổ hợp cùng 3 môn thi chính để tăng sự tập trung vào nhằm lấy kết quả tốt nhất, tránh dàn trải do không xác định rõ mục tiêu cá nhân. Sau đó căn cứ vào lực học và mục đích thi của học trò phân loại theo từng nhóm: Nhóm ôn tập thi để lấy kết quả xét tuyển đại học và nhóm thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp.
Trong quá trình tổ chức dạy học các nhà trường và giáo viên cần đảm bảo qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: kiến thức lớp 12 dạy học theo chương trình chính khóa, dạy đến đâu ôn tập, củng cố đến đó. Hướng dẫn học sinh làm hết bài tập trong sách giáo khoa và trong sách bài tập vì 60% đề thi là kiến thức cơ bản.
+ Giai đoạn 2: Toàn bộ kiến thức lớp 11 (không có giới hạn) chú trọng kiến thức cơ bản và trọng tâm.
Trong hai giai đoạn này có thể tận dụng tối ưu ngân hàng đề thi và dữ liệu kiến thức cơ bản dùng chung của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu được xây dựng gồm các chuyên đề (kiến thức gồm 4 mức độ: ghi nhớ, nhận biết, thông hiểu và vận dụng cao) và đề thi. Tài liệu đảm bảo phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; bao quát toàn bộ nội dung của lớp 11 và lớp 12; đảm bảo tính chính xác, khoa học; câu hỏi trắc nghiệm đạt yêu cầu theo quy định của ra đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa.
Riêng đối với môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, khung chương trình ôn tập chia theo từng phần như đề thi minh họa gồm phần đọc hiểu, làm văn (nghị luận văn học và kỹ năng dựng đoạn văn nghị luận xã hội theo những yêu cầu khác nhau).
+ Giai đoạn 3: Luyện đề, giáo viên cần lựa chọn đề phù hợp với đối tượng học sinh, chọn những đề dễ có kiến thức cơ bản cho học sinh làm trước nhằm tạo niềm tin và tổng ôn lại kiến thức. Sau đó chọn đề có kiến thức khó dần (lựa chọn các đề thi của các trường uy tín như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…và đề thi thử của các Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh). Kết thúc giai đoạn ôn tập cho học sinh làm đề thi đại học cao đẳng các năm, đặc biệt là bộ đề thi chính thức năm 2017 (gồm 24 mã đề, nếu không có nhiều thời gian thì bắt buộc phải giải được 04 mã chính, ví dụ như môn Vật lí là các mã 201, 202, 203 và 204) để các em làm quen dần với nội dung, kiến thức đề thi THPT quốc gia. Lưu ý: Đề thi sắp xếp từ dễ đến khó nên không cần thiết phải cho học sinh làm đến câu cuối cùng của đề; nếu học sinh chỉ dùng kết quả môn thi để xét tốt nghiệp thì cho làm đến các câu theo mức độ phù hợp với năng lực của học sinh.
Tin tưởng rằng với kinh nghiệm và kết quả trong công tác quản lý của các nhà trường; về phương pháp dạy học, ôn tập ôn thi của giáo viên từ các năm học trước kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 tiếp tục đạt kết quả cao nhất./.
                                                Nguyễn Thị Thủy – Phòng Giáo dục Trung học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập153
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay24,961
  • Tháng hiện tại744,126
  • Tổng lượt truy cập136,196,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi