banner

Giám sát tình hình thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thứ hai - 04/12/2017 03:52
Tiếp tục chương trình giám sát về “Tình hình triển khai, thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”, ngày 27/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) do đồng chí Nhữ Văn Quảng, Trưởng ban làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo.
 
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2013 - 2014 toàn ngành cấp tiểu học có 68/175 trường (38,8%), 549 lớp (15,9%), 8.757 học sinh (14,2%) áp dụng mô hình VNEN. Đến năm học 2016 - 2017, có 154/180 trường (85,2%), 1.839 lớp, 40.757 học sinh học theo mô hình VNEN (chiếm 62,5%); số học sinh lớp 2, 3, 4, 5 tổ chức dạy học theo mô hình là 78,6%. Năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 3.435 giáo viên tham gia dạy học theo mô hình trường học mới, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo.
 


Đồng chí Nhữ Văn Quảng, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo. 
Đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, mô hình trường học mới VNEN cơ bản đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học giai đoạn hiện nay. Phương pháp dạy học phát huy được sự sáng tạo, tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học và người học, hình thành năng lực, phẩm chất, nâng cao giá trị giáo dục học sinh trong các hoạt động học tập. Đồng thời, học sinh biết cách tự học, tự đánh giá mình, đánh giá bạn trong nhóm, trong lớp; chủ động và tự tin khi tham gia các hoạt động, mạnh dạn hơn trong giao tiếp; tài liệu hướng dẫn được biên soạn hợp lý, rõ ràng…
Tuy nhiên, quá trình triển khai mô hình gặp không ít khó khăn do một số đơn vị cơ sở chưa tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng dẫn đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên và nhân dân về mô hình VNEN chưa thực sự đầy đủ; một số giáo viên mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng về mô hình VNEN song khi tổ chức các hoạt động còn dập khuôn, máy móc, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung. Đặc biệt, công tác tổ chức hội thảo, dự giờ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để xây dựng giải pháp đổi mới cách dạy, cách học ở một số trường chưa thực sự hiệu quả, thiếu tính sáng tạo…
Thành viên đoàn giám sát cùng thảo luận và đưa ra nhiều câu hỏi với ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, một số ý kiến xoay quanh vấn đề chất lượng giáo viên, học sinh theo mô hình trường học mới VNEN; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy; số lượng học sinh trong lớp ở một số trường quá đông ảnh hưởng đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đặc biệt, kiến thức tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế, rụt rè, chưa mạnh dạn trong giáo tiếp, ứng xử…
Trước đó, đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Điện Biên Phủ.
Tin, ảnh: Sầm Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay47,717
  • Tháng hiện tại743,421
  • Tổng lượt truy cập137,095,234
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi