banner

TCCB. Tổng hợp những chính sách nổi bật có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 2015.

Thứ hai - 05/01/2015 01:46
Từ 01/01/2015 sẽ điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống, tương đương lương tháng dưới 3 triệu đồng).
1. Tăng 8% lương và trợ cấp cho một số đối tượng

Từ 01/01/2015 sẽ điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống, tương đương lương tháng dưới 3 triệu đồng).

Nội dung này được quy định tại Nghị quyết 78/2014/QH13  về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội.

2. Luật sửa đổi bổ sung của Luật BHYT

Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2015. Theo Nghị định này, mức đóng hàng tháng của người lao động trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Thời gian Người lao động làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính là thời thời gian tham gia BHYT.

BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí điều trị đối với tai nạn lao động.

Cũng theo Nghị định, Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo (thời gian hỗ trợ 5 năm sau khi thoát nghèo), hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.

3. Các trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế

Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định nhiều trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đơn cử một số trường hợp sau:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự;

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn đối với vị trí việc làm đang đảm nhận nhưng không thể bố trí công việc khác và không thể đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;  

- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với công việc đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc;

- Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng

số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, quy định chính sách tinh giản biên chế gồm: về hưu trước tuổi; thôi việc; chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức.

Nguồn tin: Trường THPT Phan Đình Giót

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay22,594
  • Tháng hiện tại189,590
  • Tổng lượt truy cập136,541,403
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi