banner

GDTH - Tập huấn sử dụng di sản văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường PTDTBT.

Thứ năm - 03/11/2016 22:56
Trong 2 ngày 26 - 27/10/2016, Hợp phần Giáo dục thuộc Chương trình Tỉnh Bạn Hữu Trẻ em đã tiến hành tập huấn cho 96 cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách đội các trường PTDTBT đến từ các huyện trong tỉnh. Đây là cơ hội để cán bộ quản lý và giáo viên nâng cao nhận thức và kĩ năng truyền thông nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Việt Nam là một đất nước thống nhất với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,... Nhằm giữ gìn tính đa dạng của văn hóa Việt, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm bảo tồn các di sản văn hóa, có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ xã hội.

Điện Biên là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc, nơi có Lễ hội hoa ban hàng năm, nơi hội tụ của 19 dân tộc anh em cùng sinh sống với nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Tính đến cuối năm 2014, tỉnh Điện Biên đã tiến hành kiểm kê 690 di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội - tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. (Nguồn: Dẫn theo số liệu của Tổng cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Điện Biên đã lập danh mục 35 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị xem xét lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục Quốc gia nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Một hình thức giáo dục thông qua di sản ở trường Tiểu học Quài Tở, huyện Tuần Giáo, Điện Biên

Chương trình Tỉnh Bạn hữu Trẻ em (PCFP) do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF tài trợ tập trung giải quyết một cách triệt để mọi vấn đề của trẻ em trong đó có việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc. Thực hiện kế hoạch hoạt động của Chương trình năm 2016, Hợp phần Giáo dục thuộc Chương trình Tỉnh Bạn Hữu Trẻ em đã tiến hành tập huấn sử dụng di sản văn hóa các dân tộc cho 96 cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách đội các trường PTDTBT đến từ các huyện trong tỉnh. Khóa tập huấn là cơ hội để cán bộ quản lý và giáo viên, những người làm công tác đội, phụ trách bán trú nâng cao nhận thức và kĩ năng truyền thông nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại các trường PTDTBT.
 
Ông Đỗ Văn Mười - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học
tổ chức thảo luận tại lớp tập huấn
Trong hai ngày tập huấn, ông Đỗ Văn Mười – Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, giảng viên lớp tập huấn đã hướng dẫn các học viên tham gia tìm hiểu, thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng di sản văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông dân tộc bán trú, trong đó tập trung vào một số nội dung như: Mục tiêu và một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc giáo dục nhằm sử dụng di sản văn hóa trong nâng cao chất lượng ở trường PTDTBT; Các giải pháp thực hiện chung nhằm bảo tồn phát huy di sản văn hóa các dân tộc; Kỹ năng truyền thông di sản văn hóa đối với học sinh trường PTDTBT. Xác định tầm quan trọng của đợt tập huấn, các đồng chí giảng viên đã có sự chuẩn bị chu đáo và trình bày các nội dung tập huấn đầy đủ, khoa học. Các học viên tham gia tập huấn chấp hành nghiêm túc thời gian, nội quy lớp học, tích cực học tập, trao đổi, thảo luận, tiếp thu tốt các nội dung tập huấn, hoàn thành các sản phẩm do giảng viên yêu cầu.

Tuy chỉ diễn ra trong hai ngày những lớp tập huấn đã đạt được hiệu quả đề ra.  Lớp tập huấn không chỉ tăng cường nhận thức và kỹ năng truyền thông cho cán bộ quản lý và giáo viên mà còn định hướng để các trường PTDTBT tổ chức cho học sinh tham gia, trải nghiệm các hoạt động giáo dục gắn với di sản như: Bài học thực địa; Tổ chức tham quan học tập tại di sản; Tổ chức hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản. Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện học sinh theo tinh thần của Nghị quyết số 29 của BCHTW Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”./.                      

Tác giả: Đỗ Văn Mười – Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập214
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay24,523
  • Tháng hiện tại534,767
  • Tổng lượt truy cập136,886,580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi