banner

ĐDDHTL13: Mô hình hoạt động sản xuất của người dân miền núi của tác giả Phạm Thị Tần – Trần Thị Tuyết – Nguyễn Ngọc Cường giáo viên trường tiểu học Thanh Luông huyện Điện Biên.

Thứ hai - 23/09/2013 07:56
Mô hình hoạt động sản xuất của người dân miền núi của tác giả Phạm Thị Tần – Trần Thị Tuyết – Nguyễn Ngọc Cường giáo viên trường tiểu học Thanh Luông huyện Điện Biên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
 
SẢN PHẨM SỐ 13
ĐDDHTL13: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI


          - Tác giả:  Phạm Thị Tần – Trần Thị Tuyết – Nguyễn Ngọc Cường
- Đơn vị:  Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên
          - Tên đồ dùng: Mô hình hoạt động sản xuất của người dân miền núi
          - Dạy môn:  Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Địa lý
          - Sản phẩm đạt giải nhất cấp tỉnh năm học 2012 - 2013       
I. Thông tin chung
Việc sử dụng đồ dùng trực quan giảng dạy các môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Địa lý trong các trường tiểu học là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy, phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, phân tích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên của học sinh. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình dạy học, bộ đồ dùng “Mô hình hoạt động của người dân miền núi” được thiết kế nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Địa lý cấp tiểu học.   
 
 
II. Công dụng của đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm
- Đồ dùng sử dụng trong dạy các tiết học liên quan đến các hoạt động sản xuất của người dân miền núi, sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Sử dụng trong tổ chức các trò chơi nhằm củng cố kiến thức cho học sinh về các ứng dụng năng lượng từ nước (tưới tiêu đồng ruộng, giã gạo). Giúp học sinh hiểu được quá trình hình thành của mây? Mưa từ đâu ra? Bề mặt lục địa hình thành như thế nào. Giới thiệu một số loài vật sống trên cạn.
III. Qui trình thiết kế
1. Nguyên tắc và cấu tạo
- Đồ dùng gồm một khung sắt dạng khung hộp hình chữ nhật có chiều dài 90cm, chiều rộng 70cm, chiều cao 50cm. Trên bề mặt có phủ một lớp xốp để tạo ra vùng miền núi và miền đồng bằng.
- Đồ dùng được thiết kế theo dạng đắp mô hình đồi núi, ruộng bậc thang, trâu cày ruộng,  gắn các ngôi nhà sàn, nhà cao tầng.
2. Nguyên vật liệu
- Đồ dùng được làm bằng các vật liệu sẵn có như: các thanh sắt, thanh nhôm, tấm phoóc, các miếng dán nhựa, đề can màu, keo dán nhựa, thảm len... hoa nhựa và một số vật liệu bằng bọt, xốp, sơn màu, cây cối, con vật bằng nhựa để tượng trưng.
3. Cách làm:
- Tạo một khung sắt hình chữ  nhật kích thước 90cm  70cm
- Cắt 1 bìa nhựa hình chữ nhật làm hàng rào xung quanh: dài 90cm, rộng 70 cm
- Cắt một tấm xốp màu xám kích thước rộng 70cm cao 50cm làm đồi núi.
- Cắt các mũi tên bằng xốp màu theo hình vòng cung chỉ Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. Cắt một số tấm thẻ xinh xắn dạng hình đám mây
- Cắt một số miếng dán nhựa tạo những ngôi nhà sàn của người dân tộc, ngôi nhà xây và thảm len tạo ra nền cỏ.
4. Lắp ráp và bố trí
- Ghép miếng xốp và đắp mô hình đồi núi trên khung sắt làm đồi núi.
- Dán tấm nhựa làm viền xung quanh của sản phẩm .
- Gắn các mũi tên theo dạng sơ đồ.
- Gắn các con vật, cây cối, nhà máy, nhà ở, người dân, cối giã gạo, máy cày, cối xay gió.
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
      - Mô hình được sử dụng để dạy môn Khoa học lớp 4 Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn cuả nước trong tự nhiên. Môn địa lớp 4: Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra mô hình còn được sử dụng dạy học ở nhiều bài của môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 như bài 67: Bề mặt lục địa. Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy môn Khoa học lớp 5. Bài 12: Nhà ở -Tự nhiên xã hội lớp 1. Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn Tự nhiên và xã hội Lớp 2.
 
* Ví dụ:  Khi dạy bài "Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”.
   - Hoạt động 1: Sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
           - Trước tiên cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa kết hợp đọc thông tin trong sách giáo khoa sau đó cho học sinh hoạt động theo cặp tìm hiểu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
   - Gọi một nhóm lên báo cáo kết quả và chỉ vào mô hình "Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên".
   + HS quan sát và hỏi bạn.
   - Mây được hình thành như thế nào?
   - Mưa từ đâu ra ?
   - Hãy nêu sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong thiên nhiên?
   Nước               Mây                Mưa
* Ví dụ: Khi dạy bài: sử dụng năng lượng nước, năng lượng mặt trời môn khoa học lớp 5.
- Để các em nắm được năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua bin của máy phát điện.
- Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện.
GV tổ chức cho HS  quan sát mô hình và hoạt động nhóm 4 thảo luận hệ thống câu hỏi:  + Con người đã sử dụng năng lượng gió vào những việc gì?
      + Năng lượng nước chảy được sử dụng như thế nào?
* Ví dụ: Bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn" địa lí lớp 4. Khi dạy nội dung trồng trọt trên đất dốc.
 - Cho cả lớp quan sát mô hình trên lớp và kết hợp đọc thông tin trong sách giáo khoa sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp tìm hiểu về “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn".
 - Gọi một số nhóm lên báo cáo kết quả làm việc bằng cách quan sát vào mô hình và cho biết Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và trả lời câu hỏi:
 - Hãy cho biết ruộng bậc thang được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)? Để trồng được lúa nước trên đất dốc người dân xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang.
 - Người dân miền núi chủ yếu trồng các loại cây gì trên ruộng bậc thang? Lúa, ngô, chè, rau...
* Ví dụ: Khi dạy bài “Một số loài vật sống trên cạn” Môn Tự nhiên và xã hội lớp 2.
         + Khi dạy hoạt động 1: Nhận biết con vật và nơi sống
         - Cho cả lớp quan sát mô hình trên lớp và kết hợp đọc thông tin trong sách giáo khoa sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố bạn.
         + Gọi một số nhóm lên báo cáo kết quả làm việc bằng cách quan sát vào mô hình và đặt câu hỏi đố bạn trả lời câu hỏi:
         - Nêu tên các con vật?
         - Con nào là vật nuôi, con  nào sống hoang dã?
         + Vật nuôi: Bò, gà, vịt, chó,.....
         + Vật hoang dã: Hổ, hươu, báo, voi, ......
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản.
- Khi mang và sử dụng đồ dùng tránh va đập để đồ dùng không bị xô lệch.
- Cần để đồ dùng ở vị trí hợp lý khi sử dụng trên lớp để đảm bảo tính trực quan và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi thao tác, sử dụng đồ dùng./.
 
                                Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục Tiểu học.   

Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay19,562
  • Tháng hiện tại40,521
  • Tổng lượt truy cập136,392,334
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi