banner

ĐDDHTL15: Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1 của nhóm tác giả giáo viên tổ khối 1 trường Tiểu học Xá Nhè huyện Tủa Chùa

Thứ hai - 23/09/2013 07:59
Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1 của nhóm tác giả giáo viên tổ khối 1 trường Tiểu học Xá Nhè huyện Tủa Chùa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
 
SẢN PHẨM SỐ 14
ĐDDHTL14: BỘ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1


          - Nhóm tác giả:  Giáo viên tổ khối 1
- Đơn vị:  Trường Tiểu học Xá Nhè, huyện Tủa Chùa
          - Tên đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1
          - Dạy môn:  Toán
            - Sản phẩm đạt giải nhì cấp tỉnh năm học 2012 - 2013       
I. Thông tin chung
Đối với các môn học của bậc Tiểu học, môn toán không những cung cấp cho học sinh những kiến thức toán học cơ sở mà còn hình thành và phát triển năng lực tư duy, khái quát, phát triển trí tưởng tượng, khả năng suy luận, diễn đạt qua đó rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, góp phần hình thành những đức tính của người lao động mới như tính kiên trì, chính xác, cẩn thận, vượt khó. ..
Trong chương trình Toán lớp 1 phần số học đòi hỏi học sinh cần đạt được trình độ về phép đếm đến 100, nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số; biết so sánh các số trong phạm vi 100. Để giúp học sinh đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng giáo viên phải mất nhiều thời gian trong việc viết đi viết lại thứ tự dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100 trong nhiều tiết học. Đặc biệt với các bài dạy về số có hai chữ số  học sinh thường gặp khó khăn khi đếm, khi so sánh số nên dạy bài sau giáo viên lại phải tái hiện lại các số đã học tiết trước. Để khắc phục những khó khăn trên, giáo viên tổ khối 1, trường tiểu học Xá Nhè đã thiết kế và làm đồ dùng dạy học đáp ứng được việc dạy và học toán 1 của giáo viên và học sinh. Đó là Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1.
II. Công dụng chức năng của đồ dùng,  thiết bị dạy học tự làm:
- Bộ đồ dùng này được áp dụng  dạy hầu hết các bài trong chương trình toán 1 chủ yếu là mạch số học như: Các bài về các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Nhiều hơn ít hơn, đếm số, sắp xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại, giúp HS tìm số liền trước, liền sau, số tròn chục, số có hai chữ số giống nhau, làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, so sánh số, số có một chữ số, trò chơi giải toán có lời văn ….
III. Quy trình thiết kế đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tự làm.
1. Nguyên tắc cấu tạo
Để bảng sử dụng được nhiều lần trong dạy học toán 1, thiết kế bảng có hai phần, với các tính năng khác nhau. Phần 1 ý tưởng dựa vào trò chơi  “Chiếc nón kì diệu”. Với  các ô chữ có sẵn, úp vào trong bảng, bí mật nhưng không thể thay đổi được sự sắp xếp ban đầu. Ô chữ nào đã lật sẽ tồn tại đến hết vòng chơi. Đây là đặc điểm giúp chúng tôi cho ra đời phần 1 của bảng đồ dùng.  Sử dụng dạy các bài toán có mảng kiến thức về số học. Ngoài ra còn dùng mặt bảng này để tổ chức trò chơi giải ô chữ trong các tiết sinh hoạt tập thể. Phần 2 có thể cài các mô hình trực quan để xây dựng bài toán và phép tính.
Bộ đồ dùng được làm bằng những nguyên, vật liệu dễ kiếm dễ tìm, không đòi hỏi kĩ thuật cao, dễ làm, dễ sử dụng:
- 1 bảng phooc có kích thước 1,2m x 1,5m.  
- Giấy màu đề can vàng, đỏ, xanh,tím.
- Băng keo hai mặt, hồ dán.
- Giấy bìa.
- Giấy bóng kính.
 
2. Cách làm
- Chia bảng làm 2 phần .
- Nửa trái kẻ bảng chia thành 100 ô vuông cạnh 8,5cm x 8,5cm, tạo khung.
- Dùng giấy bóng kính cắt thành các dải có bản rộng 3cm đến 4cm. Sau đó dán các dải giấy bóng kính lên đường kẻ ngang tạo giá đỡ cho các thẻ số, chữ.
- Lấy giấy màu vàng, đỏ, xanh, tím cắt các bông hoa 6 cánh hoặc 5 cánh tùy mỗi người ( màu sắc bông hoa cũng tùy vào mỗi người chọn).
- Làm các số từ 1 đến 100 in bằng giấy bìa dán vào một mặt của bông hoa.
- Làm các dấu +, - ,= , <, > , ? bằng bìa.
- Vẽ hình các con vật, quả ra giấy màu hoặc xốp.
- Nửa phải bảng có thể làm 1 khung chia làm 2 phần lấy giấy bóng kính làm các nẹp để cài và ta có thể làm thêm cành cây  trang trí hoa.
- Tiếp theo ta có thể làm thêm các ô trống vuông cạnh 8,5cm x 8,5 cm lấy giấy đề can chia ô, lấy giấy bóng kính làm giá đỡ thẻ chữ.
3. Lắp giáp và bố trí đồ dùng
- Cài các bông hoa có gắn số vào các ô vuông từ 1 đến 100.
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
Để bảng sử dụng được nhiều lần trong dạy học toán 1, thiết kế bảng có hai phần, với các tính năng khác nhau. Phần 1 dựa vào trò chơi “Chiếc nón kì diệu”. Với các ô chữ có sẵn, úp vào trong bảng, thật bí mật nhưng không thể thay đổi được sự sắp xếp ban đầu. Ô chữ nào đã lật ra rồi lại tồn tại đến hết vòng chơi. Đây là đặc điểm giúp hình thành ý tưởng của bảng đồ dùng, sử dụng dạy các bài toán có mảng kiến thức về số học. Ngoài ra còn dùng mặt bảng này để tổ chức trò giải ô chữ trong các tiết sinh hoạt tập thể.
Với chiếc bảng này nó không những giúp giáo viên tiết kiệm thời gian mà còn tạo hứng thú cho học sinh học tập. Với thiết kế mặt có thẻ số, thẻ chữ ô vuông đ­ược sử dụng nhiều hơn.
Ví dụ 1: Để giải quyết củng cố các bài toán dạng điền số vào ô trống.
Chẳng hạn như­:
 
  2   4 5     8
 
         
Để củng cố khắc sâu vị trí các số trong dãy số từ 1 đến 9, dùng bảng lật sẵn các số đã biết nh­ư bài tập trên . ... 2......4.5..............8.....
Cho học sinh thi đoán các ô số liền kề ch­ưa lật. Theo gợi ý như­ sau:
- Ô trống liền tr­ước số 2 là số nào?
- Ô trống liền sau số 2 là số nào?...
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên lật các thẻ số ấy ra, có kết quả đúng, học sinh rất thích thú và nhớ lâu bài học.... Cũng là dạng bài điền số vào ô trống thôi, nh­ưng với cách dùng bảng này học sinh thấy như­ mình đang đ­ược chơi, học sinh thấy các số như­ bí mật hơn, học sinh thấy như­ mình giỏi hơn. Từ đó các em tự tin, mạnh dạn trong học tập.
Ví dụ 2:  Dạy bài : " Các số 1;2;3"
Khi dạy giới thiệu xong số nào giáo viên lật lần lư­ợt các thẻ số ở bảng lên.
Chẳng hạn: ở bài "Các số 1; 2; 3" giáo viên đã lật đến số 1, số 2, số 3.
Đến hôm sau học bài "Các số 1; 2; 3; 4; 5" giáo viên vẫn giữ nguyên các số đã học 1, 2, 3. Khi giới thiệu thêm đến số 4; 5 lúc này mới xuất hiện số nối tiếp là 1,2, 3, 4, 5 Làm như­ vậy học sinh rất dễ nhớ thứ tự các số tự nhiên. Từ bài "Một chục - tia số" đến bài " Hai m­ươi - hai chục", trên bảng học toán của lớp luôn được kẻ tia số để học sinh thấy rõ thứ tự tăng dần của các số tự nhiên. Kết hợp với tia số, cho học sinh đếm các số từ 1 đến 20 trên bảng để học sinh có kĩ năng đếm tốt.
Ví dụ 3: Với bài "Các số có 2 chữ số" giáo viên không cần kẻ tia số lên bảng nữa, lúc này giáo viên sử dụng bảng giúp học sinh biết đếm và nhận ra thứ tự các số (từ 20 đến 99). Sử dụng bảng ở những dạng bài này rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Với việc xuất hiện các số đếm sau có kế thừa sự hiện diện của các số đếm trước.
Chẳng hạn: Bài "Các số có hai chữ số " (từ 20 đến 50)
Giáo viên sử dụng bảng bảng vẫn giữ nguyên các số đã học ở bài trước sau đó giới thiệu thêm số nào, giáo viên và học sinh lật tiếp các thẻ số theo thứ tự trong bảng ......
Với cách sử dụng bảng trong học đếm các số có hai chữ số, học sinh đếm rất chính xác. Ngoài ra, giáo viên còn có thể tổ chức các hoạt động học tập cho giờ toán đảm bảo hiệu quả, tiết học thoải mái, nhẹ nhàng, có nhiều thời gian dành cho học sinh luyện tập, thực hành. Khắc phục đ­ược tình trạng tr­ước đây giáo viên cứ lập số bài hôm nay sau đó xoá bảng đi. Ngày hôm sau học tiếp các số mới và không viết lại các số đã học thì kết quả học đếm của học sinh kém hiệu quả. Còn nếu viết tái hiện lại tất cả các số đã học trư­ớc lên bảng thì lại mất thời gian nhất là đến những bài về sau, đã học nhiều số.
Ví dụ 4: Học bài "So sánh các số có 2 chữ số" giáo viên cho học sinh theo dõi. Từ đó dựa vào thứ tự vị trí các số, dựa vào cấu tạo các số có hai chữ số các em có thể so sánh các số có 2 chữ số rất dễ dàng theo 2 dạng so sánh:
+ Dạng : 2 số có cùng ở hàng chục thì số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn.
+ Dạng 2: 2 Số có hàng chục khác nhau, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.
* Ngoài việc dùng bảng để học rất nhiều tiết trong ch­ương trình học toán lớp 1, giáo viên còn có thể sử dụng trong các giờ sinh hoạt tập thể tổ chức các trò chơi đoán ô chữ giống nh­ư trò chơi "Chiếc nón kì diệu".
Thông qua việc tổ chức sinh hoạt tập thể d­ưới dạng sân chơi "Thi giải ô chữ", tạo hứng thú học tập, tinh thần thi đua cho học sinh. Đặc biệt, các mạnh dạn, hoạt bát hơn, có cơ hội bộc lộ khả năng của mình trước bạn  bè và thầy cô. Đây là yếu tố cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Với bảng các số từ 1 đến 100 ta có thể dạy các bài liên quan đến thứ tự các số, đếm số, so sánh các số, tìm số liền trước, liền sau, số lớn nhất có 1 chữ số, số tròn chục,…
- Với phần phải bảng ta có thể sử dụng để dạy các bài hình thành phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, so sánh trực quan nhiều hơn ít hơn, xây dựng các bài toán có lời văn. Sử dụng các số và dấu để hình thành các phép tính cộng, trừ và điền dấu khi so sánh.
V. Những điểm lưu ý khi sử dụng và bảo quản
- Dùng xong chúng ta có thể treo lên ở ngay lớp học sử dụng như một bảng phụ.Tránh ánh nắng và nước./.
                           
    Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục Tiểu học.   

Tổng số điểm của bài viết là: 86 trong 26 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 26 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập358
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm326
  • Hôm nay16,775
  • Tháng hiện tại661,860
  • Tổng lượt truy cập135,140,153
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi