banner

Điện Biên triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Chủ nhật - 17/04/2022 00:15
Dienbien.edu.vn - Ngày 15/4/2022, Sở Y tế Điện Biên đã có Kế hoạch số 108/SYT-NVY ngày 15/4/2022 triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đợt 1, năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Đối tượng tiêm là toàn bộ trẻ em trong độ tuổi từ đủ 06 đến dưới 12 tuổi (bao gồm trẻ em tại trường học và trẻ em chưa hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, Bộ Y tế. Trong đó ưu tiên tiêm cho trẻ 11 tuổi (lớp 6) sau đó sẽ tiêm theo lộ trình giảm dần từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp (lớp 5 đến lớp 4, lớp 3).
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ đủ 06 tuổi đến
dưới 12 tuổi, đợt 1, được triển khai tại 04 huyện gồm: Tuần Giáo; Mường Ảng;
Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ từ ngày 19/4/2022 đến ngày 27/4/2022.

Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch điểm tiêm tại các trường học (đối với trẻ đi học) và điểm tiêm tại trạm y tế, trường học hoặc theo tổ dân phố, thôn, bản (đối với trẻ không đi học).
- Tại trường học: Triển khai tiêm cho đối tượng là trẻ đang đi học, triển khai lần lượt theo khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 5, lớp 4, lớp 3.
- Tại trạm y tế/điểm tiêm chủng lưu động (trường học/tổ, thôn, bản): Tiêm
cho trẻ không đi học.

- Tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh: Triển khai tiêm cho trẻ có bệnh nền, các trẻ thuộc diện cần thận trọng tiêm chủng.
Loại vắc xin được sử dụng: Vắc xin Spikevax (COVID-19 Vaccine
Moderna) được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho trẻ em từ đủ 6 đến
dưới 12 tuổi.

Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian
trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng (xây dựng kế hoạch chi tiết bố trí nhân lực cho từng vị trí tiêm, lưu ý huy động lực lượng giáo viên tham gia hỗ trợ); Số lượng trẻ tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng không quá 100 đối tượng/bàn tiêm.

Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng:
- Các điểm tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng nhân lực (được tập huấn về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19; Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ); Chuẩn bị đầy đủ Hộp
thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế để sẵn sàng xử lý, cấp cứu sự cố bất
lợi sau tiêm; các tài liệu chuyên môn (Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; sơ đồ chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ; các hướng dẫn chuyên môn liên quan khác…).

- Bố trí các Tổ cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng đảm bảo đầy đủ
phương tiện, nhân lực, trang thiết bị, xe cứu thương sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm ngay tại các điểm tiêm. Tổ cấp cứu được duy trì trong suốt thời gian triển khai các đợt tiêm chủng.

- Đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản an toàn ở nhiệt độ 20C đến 80C.
- Thực hiện nghiêm túc hoạt động khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng
theo Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành
Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em, Quyết định số
5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.

- Tại bàn tiêm chủng, bàn theo dõi sau tiêm và phòng cấp cứu: mỗi buổi
tiêm chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa Adrenalin 1mg/1ml, sẵn sàng xử lý khi có phản vệ xảy ra (hủy sau mỗi buổi tiêm chủng nếu không sử dụng). Tại mỗi điểm tiêm bố trí từ 20-50 ống Adrenalin phục vụ cho xử trí phản ứng sau tiêm.

- Bố trí phòng cấp cứu xử trí phản ứng sau tiêm riêng biệt, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho cấp cứu, đặc biệt là thuốc Adrenalin, Oxy...
- Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin theo Quy trình chẩn đoán
và xử trí phản vệ tại Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế
hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Khi vượt quá năng lực, hoặc người được tiêm có diễn biến nặng, nghiêm trọng, cơ sở tiêm chủng chủ động, khẩn trương thông báo cho lãnh đạo Sở Y tế và đề nghị hỗ trợ của Đội cấp cứu lưu động hoặc Bệnh viện thường trực cấp cứu.

- Cung cấp Phiếu hướng dẫn người được tiêm tự theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng sau tiêm chủng, đặc biệt là 07 ngày đầu sau tiêm theo phụ lục ban hành kèm theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế.
- Chuẩn bị đường cho trẻ uống trước khi tiêm vắc xin để phòng hạ đường huyết.
- Thu gom vỏ lọ vắc xin và xử lý rác thải y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là một biện pháp quan trọng vừa bảo vệ sức khoẻ cho người được tiêm vừa giúp bảo vệ những người xung quanh, ít có khả năng bị lây nhiễm. Càng có nhiều người được tiêm phòng vắc xin COVID-19 thì khả năng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 càng cao.
Thực hiện có hiệu quả, an toàn, khoa học Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chính là cung cấp “vé an toàn”  để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19./.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay15,540
  • Tháng hiện tại824,453
  • Tổng lượt truy cập136,276,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi