banner

Thực hiện kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS giai đoạn 2021-2025 tại trường PTDTBT TH Noong U

Thứ tư - 22/12/2021 03:44
Dienbien.edu.vn - Trong giai đoạn 2021-2025, trường PTDTBT Tiểu học Nong U huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng.
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nong U, huyện Điện Biên Đông có trên 100% số học sinh dân tộc thiểu số. Hầu hết các em chỉ sử dụng tiếng Việt lúc đến lớp, còn lại chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho nên vốn từ tiếng Việt của các em còn khá hạn chế. Với phương châm "Không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh", việc tăng cường rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh bằng các hình thức và nội dung phong phú luôn được quan tâm. Nhà trường đã đưa nội dung tăng cường Tiếng việt vào quá trình dạy học chính khóa, tích hợp trong mọi hoạt động.
Giao lưu tiếng Việt tại trường PTDTBT TH Nong U
Giáo viên luôn chủ động đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc sinh hoạt theo tổ; điều chỉnh ngữ liệu và nội dung bài học phù hợp với đối tượng; tăng cường sử dụng phương pháp đọc hiểu trong dạy tập đọc đối với học sinh dân tộc thiểu số.Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: "Ngày hội đọc sách" giúp tăng cường kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Tổ chức tốt các tiết dạy UDCNTT trong dạy học, sử dụng các phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Việt. Không chỉ tăng cường tiếng Việt tại lớp học, các giáo viên chủ nhiệm còn hướng dẫn học sinh khi về nhà cần sử dụng sách báo, nghe đài, xem ti-vi và trao đổi nội dung nghe đọc với người thân, bạn bè, thầy cô... Nhờ đó, khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh được cải thiện rõ rệt.
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong những chương trình đặc biệt được quan tâm của ngành giáo dục trong những năm gần đây. Bởi sự khác biệt trong học tập của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số với các em học sinh người Kinh đó là các em dân tộc thường sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như trong học tập. Vì thế nó làm giảm sự phát triển về ngôn ngữ Tiếng Việt của các em. Nhất là những em học sinh lớp 1, bởi khi đặt chân lên mái trường tiểu học thì vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em hết sức nghèo nàn. Phần đa các em dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, nên khi đến lớp các thầy, cô giáo là người Kinh em không biết tiếng kinh nên trong quá trình thầy, cô giáo giảng dạy bằng tiếng Việt thì các em rất khó tiếp thu bài giảng cũng như những chỉ dẫn, khẩu lệnh của thầy, cô các em không hiểu để thực hiện, vì vậy các em trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm trong giao tiếp dẫn đến khả năng tiếp thu bài rất chậm. Bởi thế nên việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề đáng để tất cả chúng ta quan tâm, việc làm này sẽ góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Bản thân tôi là một giáo viên công tác tại trường có phần lớn là các em học sinh dân tộc thiểu số, tôi nắm bắt khá rõ về tâm sinh lí lứa tuổi và hoàn cảnh các em ở trong lớp. Chính vì thế mà độ ngũ giáo viên chúng tôi luôn bám sát nội dung hướng dẫn và phương pháp, biện pháp, hình thức giảng dạy tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc để thực hiện giáo dục có hiệu quả.Ngoài ra, việc thực hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt còn thông qua việc lồng ghép vào từng tiết dạy, từng môn học. Đảm bảo cuối năm học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt và các môn học khác; các em không còn tự ti, mặc cảm, thích thú đến lớp, vốn tiếng Việt được tăng lên, biết giao tiếp bằng tiếng Việt để từ đó thu hút các em hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lớp.
Tăng cường Tiếng Việt còn giúp các em nắm chắc ý nghĩa của ngôn ngữ Việt, hiểu đúng nghĩa của từ ngữ thường gặp trong các văn bản thông qua các môn học chính khoá cũng như các phân môn tiếng Việt theo tài liệu hướng dẫn. Trước thực tế đó, nhà trường tích cực, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, nhằm giúp các em mạnh dạn khi giao tiếp và học tập hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Tăng cường Tiếng Việt được thực hiện qua các phân môn tiếng Việt (Tập đọc, chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn) và các môn học khác như: Toán, Đạo đức, TNXH.
ể giúp các em học tốt môn tăng cường Tiếng Việt thì mỗi giáo viên trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh đôn đốc việc các em đi học đầy đủ và đúng giờ. Ngoài ra giáo viên kết hợp cùng với Đội TNTP, Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, hát dân ca, chúng em nói tiếng Việt; xây dựng câu lạc bộ Phát thanh Măng non… các hoạt động phong trào của ngành… tổ chức. Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện góc lớp, trang trí lớp học, tạo môi trường và tăng cường văn hóa đọc, tổ chức ngày hội “văn hóa đọc” cho học sinh; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trò chơi, giao lưu tiếng Việt cho học sinh. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở tiểu học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ và đồng thuận từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ giáo viên.
Hoạt động ngoại khóa tăng cường tiếng Việt cho học sinh
Tôi tin rằng với sự nỗ lực của toàn Ngành, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, sự quan tâm của các đồng chí CBQL, đội ngũ thầy, cô giáo đang công tác tại trường, trường PTDTBT Tiểu học Nong U sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học, trong đó có kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

Tác giả: Vũ Thị Nga – Giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Nong U

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay24,069
  • Tháng hiện tại869,276
  • Tổng lượt truy cập135,347,569
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi