banner

CHVH - Trường PT DTNT THPT huyện Mường Chà - Mái trường 50 năm xây dựng và phát triển

Thứ năm - 15/11/2018 19:21
50 năm đã trôi qua, hôm nay nhìn lại lịch sử của nhà trường, các thế hệ thầy và trò chúng ta hoàn toàn có thể tự hào, vì ngôi trường này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp phát triển giáo dục miền núi.
Cách đây 50 năm, giữa lúc nhân dân cả nước đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh vì hòa bình thống nhất nước nhà ở miền Nam, thì miền Tây Bắc xa xôi vẫn còn chìm trong đói nghèo, lạc hậu, khó khăn chồng chất khó khăn. Năm 1962, huyện Mường Lay được thành lập cùng với sự tái thành lập của tỉnh Lai Châu. Năm 1968, trường trường Thiếu niên Dân tộc huyện Mường Lay được thành lập dành riêng cho học sinh các dân tộc trong huyện. Đó chính là tiền thân của ngôi trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông huyện Mường Chà hôm nay.C
       Là thế hệ tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngôi trường, thầy trò chúng tôi hôm nay luôn cảm thấy tự hào và biết ơn các thế hệ thầy cô tiên phong trong những ngày đầu mở lớp dựng trường. Khi ấy, bên bờ suối, dưới chân một ngọn núi hoang vu, 10 cán bộ giáo viên và lứa học sinh đầu tiên của trường gồm 52 học sinh cấp 1 đã cần mẫn dựng lên những ngôi nhà mái lá. Đơn sơ và tạm bợ nhưng cũng tạm đủ để nhà trường thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: nuôi dưỡng và giáo dục học sinh.
Cán bộ, giáo viên  trường Thiếu niên dân tộc  Mường Lay năm 1990 -  tiền thân của Trường PT DTNT THPT  Mường Ch
Thời bao cấp, tất cả đều được phân phối theo chế độ tem phiếu, nhưng từ lương thực thực phẩm đến đồ dùng cá nhân đều vô cùng thiếu thốn, chưa kể đến việc thiếu tất tần tật các phương tiện dạy học. Mà trong tem phiếu chẳng bao giờ cấp phát rau xanh, cho nên, tăng gia trồng trọt là ưu tiên hoạt động hàng đầu sau hoạt động học tập của học sinh. Nhưng ngay cả dụng cụ lao động cũng vô cùng khan hiếm nên nhiều khi thầy trò phải thay nhau đi hái rau rừng, đào măng đào củ để bổ sung nguồn thực phẩm cho từng bữa ăn. Trong lớp, cả bàn ghế học sinh và giáo viên đều được làm từ những tấm bạnh gỗ do người dân xẻ gỗ làm nhà vứt lại, lớp nào còn thiếu thì lên rừng lấy tre về đục lỗ đóng bè, kê lê nạng gỗ chữ Y chôn xuống đất. Để bảng có màu đen, phải đợi ở cơ quan nào đó bỏ đi đôi pin đèn con ó thì nhặt về, giã nhuyễn với lá khoai lang, cơm nguội để sơn bảng, cũng đen được đôi ba tháng. Nhưng cũng nhiều khi sơn đã phai, gỗ đã nâu trở lại nhưng chẳng có quả pin thối nào để mà sơn lại bảng.

 
 Học sinh lớp 9A3 năm học 2007 - 2011
      Công tác tuyển sinh thời bấy giờ cũng là một công việc vô cùng vất vả. Nhiều thầy giáo không được nghỉ phép nghỉ hè mà ở lại trường rồi lặn lội leo núi mấy chục cây số, xuyên rừng đến các xã, các bản và tới tận các gia đình để vận động và đón học sinh đi học. Thời ấy, việc học tập còn là một công việc mới mẻ và mông lung đối với đồng bào, vì họ vốn chỉ quen lao động, trồng trọt và chăn nuôi lấy sản phẩm trước mắt. Cho con em đi học vừa không có người phụ giúp gia đình lại chưa nhìn thấy nguồn lợi tương lai nên cả phụ huynh và học sinh đều không muốn đến trường
       Thuyết phục để đón được học sinh đến trường đã khó, giữ các em lại để học còn vất vả hơn bội phần. Ở nhà các em được ăn uống thỏa thích, bất kể giờ giấc, đến trường phải ăn theo giờ, suất ăn lại không đủ no nên nhiều em khóc lóc đòi bỏ về, nhiều em trốn về. Lại một phen vất vả cho các thầy lặn lội, thuyết phục, dỗ dành rồi đưa trở lại trường. Học sinh cấp 1 nhỏ tuổi nên nhiều em chưa biết tự vệ sinh cho mình. Các thầy cô phải thay cha mẹ các em tắm rửa, gội đầu, giặt giũ rồi chăm sóc khi các em đau ốm, phải canh chừng các em ngủ tối, ngủ trưa...
Cô Nguyễn Thị Hải -  Hiệu trưởng, cô Phạm Thiện - Phó Hiệu trưởng gặp mặt Đội tuyển HS giỏi năm học 1997 – 1998. Trong ảnh: người đang phát biểu là cựu HS Vàng A Chính, hiện đang là Phó Trưởng Công an huyện Nậm Pồ
 
Đồng chí Mùa A Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
 
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; Cựu học sinh Trang A Lử hiện đang giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Chà. Bên cạnh đó, nhiều cựu học sinh khác cũng đang được giao các cương vị Bí thư xã, Chủ tịch xã...       Đúng là gian nan thử thách lòng người, học trò cố gắng một thì thầy cô nỗ lực gấp năm bẩy lần. Mọi gian nan dần dần được khắc phục, bắt đầu là những lứa học sinh đầu tiên học xong chương trình cấp 1, nhiều em đã trở về quê nhà để tiếp tục cống hiến, nhiều em theo học tiếp chương trình cấp 2, cấp 3 và trở thành những kĩ sư, sĩ quan quân đội, nhiều người trong số đó đã trưởng thành và giữ các cương vị lãnh đạo quan trọng của tỉnh của huyện, điển hình là cựu học sinh Mùa A Sơn, là học sinh của trường những năm 1970, hiện đang giữ cương vị Phó Bí
đạt danh hiệu Học sinh giỏi môn Văn kì thi cấp Quốc gia, học 1979 – 1980.       

            Cũng trong thời kì bao cấp đầy khó khăn, trường Thiếu niên Dân tộc huyện Mường Lay đã khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Vượt qua những kì thi ấy, hai học sinh đã lưu danh trên bảng vàng danh dự là các học sinh Thùng Văn Biên và Giàng Nhè Khanh đã xuất sắc Từ đó đến nay, theo nhiệm vụ chính trị và những biến động của lịch sử tỉnh nhà nên trường đã có 4 tên gọi và qua 4 địa điểm đóng quân. Nhưng dù mang tên gọi nào và đóng quân ở đâu, trường cũng vẫn kế thừa truyền thống hết mình vì học sinh các dân tộc thân yêu nên luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tính tới năm học 2017 – 2018, trường Thiếu niên Dân tộc Mường lay xưa và là trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông huyện Mường Chà ngày nay đã đào tạo được 5840 học sinh các dân tộc ít người cho huyện, trong đó 774 em cấp1; 2894 em cấp 2; 2172 em  cấp 3 .
Hội Thi Nét đẹp Đội viên năm học 1993 – 1994. Từ trái qua phải: đứng thứ 2 là HS Giàng Lia Hồ, Chủ tịch UBND xã Sá Tổng; thứ 3 là Mùa A Chìa,Công an huyện Mường Chà, thứ 5 là cô Nguyễn Thị Hải -  Hiệu trưởng Nhà trường từ 1980 – 1999)
Với truyền thống khắc phục khó khăn, và với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục dân tộc miền núi, năm học 1995 - 1996 nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Năm học 2017 - 2018, trong không khí tưng bừng chuẩn bị lễ kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường, nhà trường lại vinh dự đón nhận Cờ Thi đua Xuất sắc của UBND tỉnh trao tặng.
         Truyền thống vẻ vang là điều cần thiết, là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo nhưng chưa đủ để một trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế cạnh tranh chất lượng và trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Những thành quả mà nhà trường đã đạt được trong 50 năm qua là niềm vinh dự, niềm tự hào to lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề mà thế hệ chúng tôi phải gìn giữ và phát huy, phát triển. Đứng trước thời đại mới, nhiều cơ hội mới những cũng nhiều thách thức mới, thầy trò trường thế hệ chúng tôi cũng hiểu rằng, sẽ phải tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, phát huy dân chủ, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; thường xuyên hoàn thiện và cập nhật các phương pháp giáo dục tiên tiến, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; không ngừng hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị và bổ sung nguồn tài chính; đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tiếp tục đưa trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông Mường Chà phát triển lên một tầm cao mới.
Tập thể Sư phạm nhà trường năm học 2018 – 2019

những nhiệm vụ lớn lao và nặng nề đó, hơn lúc nào hết, thầy trò nhà trường rất cần tiếp tục nhận những được sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các ban ngành trong tỉnh, sự hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Mường Chà, của các doanh nghiệp, cơ sở đơn vị. Nhà trường cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, sự cống hiến của các thế hệ cán bộ, học sinh đã từng công tác, học tập tại trường. Giáo dục là quốc sách hàng đầu và giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Có như vậy, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông Mường Chà mới tạo được những điều kiện tốt, phát huy được truyền thống của quá khứ, tiếp tục đổi mới và phát triển biền vững trong hiện tại và tương lai. Nhưng để hoàn thành
          50 năm hình thành và phát triển, ½ thế kỷ ngày hôm nay, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông Mường Chà đã là một ngôi trường khang trang bề thế, tọa lạc trên một sườn đồi thuộc tổ dân phố số 14 thị trấn Mường Chà.Trường đã được xây dựng đầy đủ khu kí túc xá, khu giảng đường, khu Hiệu bộ, khu Nhà ăn, các phòng học chức năng được trang bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, sách giáo khoa và sách tham khảo. Nhà trường hiện có 41 cán bộ giáo viên, nhân viên, biên chế thành 3 tổ chuyên môn, đủ đáp ứng cho tất cả các hoạt động giảng dạy, quản lí, giáo dục cho quy mô 350 học sinh nội trú. Bên cạnh những thầy cô giáo có tay nghề tốt, chuyên môn sâu và luôn có nhiệt huyết với công việc như
 

 cô Trần Thị Đào, thầy Khuất Văn Hiếu…, nhà trường còn có một Chi bộ Đảng gồm 21 Đảng viên giàu nhiệt huyết và thấm nhuần lí tưởng của Đảng. Nhà trường còn có một Ban Chấp hành Đoàn trường với những đoàn viên tích cực, gương mẫu luôn cống hiến hết mình cho công tác quản lí, giáo dục học sinh; Nhà trường còn có một Ban Chấp hành Công đoàn tận tâm tận lực, chăm lo hỗ trợ đời sống cho các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên và học sinh trong trường. Nhà trường còn có một đội ngũ các thầy, cô giáo làm công tác Chủ nhiệm lớp lâu năm, giàu kinh nghiệm quản lí giáo dục học sinh dân tộc. Và không thể không kể đến tổ Hành chính- Nuôi dưỡng, những người cống hiến thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng, ngày đêm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho học sinh.
       Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà, thay mặt tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhà trường, xin trân trọng gửi đến các quý vị đại biểu, các thế hệ thầy cô giáo, các thế hệ học sinh lời cảm ơn sâu sắc. Kính chúc các quý vị sức khoẻ hạnh phúc, chúc nhà trường tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trường tồn với thời gian.
      Với một nội lực vững vàng như vậy, chúng ta tin rằng trang truyền thống của nhà trường sẽ ngày càng “ dày thêm” bởi lớp lớp các thế hệ thầy và trò của hôm nay và mai sau. “ Bao thế hệ cùng vững bước đi lên, nuôi dưỡng nhân tài, xây đắp ngày mai” Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông huyện Mường Chà mãi mãi là một địa chỉ tin cậy cho con em đồng bào các dân tộc vùng cao trong huyện.

Tác giả: Đặng Kim Liên - Hiểu trưởng trường PTDTNT THPT Mường Chà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,573
  • Thành viên online4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1,567
  • Hôm nay16,155
  • Tháng hiện tại661,240
  • Tổng lượt truy cập135,139,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi