banner

Trường Mầm non số 1 Mường Mươn triển khai, thực hiện hiệu quả chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”

Thứ tư - 04/12/2024 21:47
Dienbien.edu.vn- Trường Mầm non số 1 Mường Mươn nằm trên địa bàn xã Mường Mươn thuộc xã đặc biệt khó khănvới trên 98% học sinh là con em người đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt đối với các điểm trường vùng cao100% học sinh là người dân tộc Hmông ở cách xa trung tâm từ 7 đến 16 km.
Do đó, trẻ đến trường còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của trẻ rất ít, các con chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các con lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ tại gia đình còn hạn chế, chính vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, tiếng mẹ đẻ, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ tiếng Việt trong giáo dục.  
Thực hiện công văn số 2688/SGDĐT- GDMNTH ngày 02 tháng 11 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hướng dẫn của các cấp, đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà, xác định được công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ để các con tham gia hiệu quả các hoạt động giáo dục trong trường mầm non và các hoạt động giáo dục ở cấp học tiếp theo. Vì vậy, nhà trường đã triển khai và thực hiện có hiệu quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ gắn với việc tham khảo phương pháp giáo dục tiên tiến (STEAM).
Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ một cách tốt nhất, việc đầu tiên nhà trường đã làm là xây dựng môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ thực hành tiếng Việt. Trong năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức tốt hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm-lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ người dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” có 100% các lớp tại 5 điểm trường tham gia và được đăng tải trên trang fanpage của trường với hàng nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận tích cực.
Môi trường tăng cường tiếng Việt ngoài lớp tại lớp mẫu giáo ghép 4-5 tuổi bản Mường Mươn. Trẻ chơi trò chơi, trải nghiệm khám phá hình ảnh, con chữ.
Hình ảnh góc địa phương: Trẻ được trải nghiệm với đồ đùng, vật dụng và các sản phẩm gần gũi sẽ phát triển khả năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ.
Hình ảnh trẻ hoạt động tăng cường tiếng Việt tại góc thư viện
Tích cực thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động hàng ngày theo chế độ sinh hoạt của trẻ; tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số vào các buổi chiều dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻnhằm nâng cao nói tiếng việt cho trẻ trước khi bước vào lớp 1.
Tổ chức tốt các chuyên đề tăng cường tiếng Việt (TCTV) cho trẻ dân tộc thiểu số (DTTS); bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về việc thực hiện TCTV cho trẻ trong năm. Theo từng năm học đã tham gia và tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề với nhiều nội dung đẩy mạnh chất lượng thực hiện Đề án.
Nhà trường có 100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia dạy trẻ em là người DTTS có chứng chỉ tiếng dân tộc, có trên 60% giáo viên là người dân tộc và là giáo viên tại địa bàn. Trên cơ sở đó đã xây dựng được môi trường giao tiếp với trẻ ở tại gia đình bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đồng thời có các chuyên đề “Truyền thông cho cha mẹ về phương pháp tăng cường tiếng Việt dựa trên tiếng mẹ đẻ”, “phương pháp giao tiếp với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt ở tại gia đình”…Giáo viên thực hiện tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người DTTS có con đang học tại các điểm trường còn hạn chế về tiếng Việt.
Hoạt động âm nhạc (tăng cường tiếng Việt cho trẻ ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM)
Nhà trường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tổ chức sân chơi lành mạnh để trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, các ngày hội, thông qua đó trẻ sẽ được mở rộng thêm vốn từ như: Cho trẻ trải nghiệm ngày hội “Dinh dưỡng và sức khỏe”, “Lễ hội mùa xuân”, “Bé với An toàn giao thông”, “Em yêu quê hương em”, “Bé yêu tiếng Việt”, các tiết mục văn nghệ bằng các thứ tiếng của địa phương; chương trình tôi yêu Việt Nam; trải nghiệm gói bánh chưng…thông qua các buổi trải nghiệm có sự tham gia của phụ huynh và các ban ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn, tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp xã hội cho trẻ.
Hội thi giao lưu văn nghệ và tiếng Việt cho trẻ cấp trường: Qua hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương; đặc trưng của vùng miền, giữ gìn tiếng mẹ đẻ; tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, giúp trẻ mạnh dạn.
Hình ảnh trải nghiệm ngày hội “Dinh dưỡng và sức khỏe”.
Hoạt động có sự phối hợp của cán bộ y tế của trạm Y tế xã Mường Mươn, phụ huynh học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên. Hoạt động trẻ trải nghiệm làm một số món ăn và được cô điều dưỡng kết hợp phụ huynh giáo dục về một số thực phẩm cần thiết cơ thể bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt.
Sự phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho trẻ  là một mắt xích rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên luôn thông báo cho phụ huynh biết được các chủ đề, các bài học mà trẻ đã được học hằng ngày trên lớp cho phụ huynh biết để cùng phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn thêm cho trẻ bằng tiếng Việt với trẻ khi trẻ ở gia đình. Ngoài ra, để đảm bảo đồ dùng, đồ chơi trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhà trường đã vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm phong phú nguồn học liệu, đồ dùng, đồ chơi trong môi trường tăng cường tiếng Việt ở các lớp; sưu tầm các tác phẩm thơ, truyện...cùng tham gia xây dựng môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, môi trường thư viện thân thiện. Kết quả: năm học 2023-2024 trường có 4/5 bộ đồ chơi đạt giải cấp huyện, trong đó: 01 nhất, 02 nhì, 01 khuyến khích và nhà trường đạt giải Nhì toàn đoàn.
Hình ảnh Đồn biên phòng, Công an xã, Hội Liên hiệp phụ nữ xã, giáo viên và phụ huynh tham gia hướng dẫn trẻ cách gói bánh chưng bằng tiếng thái kết hợp với tiếng Việt.
Năm học 2024-2025 trường có 100% trẻ 3-5 tuổi người dân tộc thiểu số (DTTS) đến trường và được thực hiện tăng cường tiếng Việt (TCTV). 100% trẻ 5 tuổi người DTTS được đánh giá hoàn thành chương trình GDMN. 100% các lớp thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN và thực hiện tốt việc TCTV cho trẻ người DTTS.
Phát huy những thành tích đã đạt được, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, trong thời gian tới, trường mầm non số 1 Mường Mươn tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, bố trí sắp xếp, phân công hợp lý giáo viên theo hướng ưu tiên bố trí giáo viên cùng DTTS với trẻ hoặc giáo viên thông thạo tiếng DTTS ở điểm trường có học sinh DTTS; huy động và phối hợp nhiều lực lượng tham gia tạo môi trường tiếng Việt; đổi mới phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ  theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm trường; duy trì và phát triển phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thực hiện kế hoạch./.

Tác giả: quản trị, Hoàng Thị Sự

Nguồn tin: Trường Mầm non số 1 Mường Mươn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay28,376
  • Tháng hiện tại662,514
  • Tổng lượt truy cập136,114,883
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi