banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Hãy là “Bạn đồng hành” cùng trẻ em trên môi trường mạng

Thứ năm - 28/04/2022 00:04
Dienbien.edu.vn – Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững MSD (thành viên Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng) cho biết, trong suốt hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lượng trẻ em ở Việt Nam có thiết bị kết nối Internet (như máy tính, Smartphone, iPad…) đã tăng lên hơn 66%.
Mạng Internet - mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện nay, ngày càng phổ biến, đa dạng, từng phút, từng giây có rất nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng đầy những nguy hại, hiểm họa, rủi ro với nhiều chiêu phức tạp, tinh vi, khó lường luôn rình rập bất cứ lúc nào. Tự bảo vệ của người lớn trước những hiểm họa, rủi ro trên mạng còn khó khăn thì với trẻ em, khó khăn này lớn hơn gấp nhiều lần.
Những rủi ro này vô cùng đa dạng, phức tạp và không chừa một ai, nó có thể ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nếu như trẻ em không được bảo vệ hay không có những kỹ năng để phòng, chống, tự bảo vệ bản thân. Vậy chúng ta cần phải làm thế nào để là “Bạn đồng hành” với trẻ em trên môi trường mạng?
Để trở thành “Bạn đồng hành” với trẻ em trên môi trường mạng thật sự phát huy hiệu quả rất cần có sự hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ giữa phụ huynh, nhà trường và xã hội. Những biện pháp cần làm ngay đó là:
1) Giáo dục đóng vai trò cốt lõi khi trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để các em có thể sống, tương tác và tự bảo vệ an toàn cho bản thân trên không gian mạng, huấn luyện trẻ em trở thành những “công dân số” chuẩn: sử dụng Net thành thạo (Internet, Network) nhưng phải thật SAFE-SMART- SUPERB-SUPER. Trong đó:
- SAFE tức là an toàn: Trẻ em phải có kỹ năng để tự bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè an toàn trên môi trường mạng.
- SMART tức là trẻ em cần có những kiến thức để sử dụng Internet thông minh, tận dụng những thành tựu của công nghệ để có thể phục vụ cho học tập vui chơi giải trí của mình trên môi trường mạng.
- SUPERB tức là tuyệt vời, nghĩa là trẻ em có những trải nghiệm tuyệt vời trên không gian mạng.
- Và SUPER tức là những siêu nhân - những người không chỉ có kỹ năng để bảo vệ bản thân, mà còn phải là những người có trách nhiệm đối với việc xây dựng một mạng lưới an toàn, lành mạnh cho cả cộng đồng.
2) Phụ huynh phải là “Bạn đồng hành” thân thiết của con trên môi trường mạng. Các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức để hiểu, quan tâm giáo dục, có kỹ năng để hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội an toàn, định hướng cho con trở thành một công dân có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội; cần có biện pháp giám sát hiệu quả đối với việc sử dụng mạng của con em mình, thường xuyên gần gũi, chia sẻ, dành nhiều thời gian trải nghiệm cùng con để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.
3) Xây dựng mối liên hệ thường xuyên, liên tục, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh và thầy giáo, cô giáo cần phối hợp, đồng hành với trẻ em trong việc trang bị kiến thức, hỗ trợ kỹ năng sử dụng Internet cho trẻ em. Từ đó, giúp trẻ em có nhận thức đúng đắn, sử dụng mạng xã hội khoa học, thiết thực, hiệu quả cho học tập và cuộc sống, tự bảo vệ bản thân tránh xa những hiểm họa trên môi trường mạng.
4) Nhà nước cần có những chương trình mang tính chất quốc gia để đào tạo cho giáo viên, hỗ trợ cha mẹ trở thành “Bạn đồng hành” cùng trẻ em an toàn trên môi trường mạng. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội để hỗ trợ khi các em gặp những rủi ro.
5) Các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện sớm các vụ việc; bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; có các giải  pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
6) Để trở thành “Bạn đồng hành” cùng trẻ em trên môi trường mạng Nhà nước cần phải đầu tư những công nghệ; Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái dành cho trẻ em lành mạnh, hấp dẫn thu hút trẻ em để trẻ em tránh xa các yếu tố xấu, độc trên môi trường mạng. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải có những tiêu chuẩn cộng đồng, cần phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ những tiêu chuẩn để bảo vệ các đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt những khách hàng là trẻ em.
Cùng với sự quan tâm, bảo vệ trẻ em bằng  Luật Trẻ em, Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn về bảo vệ trẻ em trên  môi trường mạng của Nhà nước thì mỗi trẻ em, mỗi gia đình và nhà trường phải tự hình thành những kỹ năng số của bản thân, tăng "sức đề kháng" bằng "vaccine kỹ năng" để tạo ra sức đề kháng sẵn sàng chống chọi với những rủi ro trên môi trường mạng. Sự chung tay, phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng chính là trao “vé an toàn” cho trẻ em - những công dân số trong tương lai./.

Tác giả: Nguyễn Thị Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập263
  • Máy chủ tìm kiếm70
  • Khách viếng thăm193
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,225,068
  • Tổng lượt truy cập70,514,958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi