banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTrH - “Một số giải pháp trong việc quản lý học sinh nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia tại trường THPT Mường Nhà”.

Thứ tư - 23/03/2016 23:41
Tham luận tại Hội thảo bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng các môn thi THPT quốc gia năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tổ chức.
Trong 5 năm gần đây chất lượng giáo dục nói chung và kỳ thi THPT quốc gia của trường THPT Mường Nhà nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của nhà trường luôn xếp trong tốp đầu và đạt cao trên mặt bằng chung của toàn tỉnh. Cụ thể:

- GDPT có 400/409 HS đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ bình quân hàng năm 97,92% vượt mặt bằng toàn tỉnh từ 0,6 - 4,7% bình quân 3,02%/năm;

- GDTX có 132/143 HS tốt nghiệp đạt tỷ lệ bình quân hàng năm 92,3% vượt mặt bằng toàn tỉnh từ 6,0 - 23,8% bình quân 14,6%/năm;

- Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ hàng năm tăng, đã có những học sinh đỗ vào ĐHSP HN1.

Từ thực tế ở vùng khó khăn chất lượng đầu vào của học sinh, các nguồn lực của nhà trường còn hạn chế, song trường THPT Mường Nhà đã đạt được những kết quả như trên là do CBQL, GV của nhà trường kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp và hiệu quả giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, cụ thể như: Công tác quản lý chỉ đạo; xây dựng chương trình nhà trường; ĐMPPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS, dạy học sát đối tượng; Huy động và tổ chức quản lý HS bán trú; Tổ chức ôn thi cho HS yếu…Trong số các giải pháp nêu trên, giải pháp huy động và tổ chức quản lý học sinh bán trú là giải pháp cá nhân và nhà trường tâm đắc thực hiện mang lại hiệu quả thực tế, cần tập chung phân tích tại hội nghị.

HS dân tộc ở các trường vùng khó khăn thường nhận thức chậm, chưa chủ động học tập, ngại giao tiếp, thiếu các kỹ năng sống nếu đi học chuyên cần, cho dù nhà trường có đầy đủ CSVC, đội ngũ GV cốt cán tốt, sau khi tan học ra khỏi trường kiến thức trên lớp sẽ rơi rụng, các em về nhà hầu như không động đến sách vở, bài tập, ngoài thời gian đến lớp nhiều em phải lao động giúp gia đình, một số HS ngoại trú dành thời gian vào các trò chơi bi a, điện tử không có sự quản lý của gia đình, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. Vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mỗi nhà trường phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Muốn thực hiện tốt giải pháp huy động và tổ chức quản ký học sinh bán trú nhà trường cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

Một là, Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, Nhà nước đầu tư cho giáo dục, xây dựng mô hình bán trú, phân tích ưu điểm để vận động HS DT, cha mẹ HS thấy được những mặt có lợi khi con em họ được ở bán trú.

Hai là, Tổ chức và quản lý nuôi dạy phù hợp với điều kiện của nhà trường:
- Sắp xếp nơi ăn, chỗ ở hợp lý thuận lợi cho học tập (theo giới tính, dân tộc, anh em, thôn bản, khối lớp).
- Tổ chức đời sống sinh hoạt cho HS đảm bảo hợp vệ sinh (hình thành nhóm ăn, tổ chức nấu ăn tập chung);
- Xây dựng các hoạt động cho HS bán trú: Đăng ký ăn, thể dục buổi sáng, tự học, vệ sinh, sinh hoạt; chế độ ngủ nghỉ; tăng gia cải thiện đời sống; họp HS bán trú hàng tháng.
- Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự khu bán trú...

Ba là, Huy động các nguồn lực để tổ chức nuôi dạy theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm: Nhân lực, vật lực, tài lực từ nhà trường, tổ chức đoàn thể (con người: công sức, trí tuệ, sự tâm huyết, trách nhiệm, thời gian), cha mẹ HS (tài chính, sự phối, các vật dụng phục vụ HS), chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng (đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, sự phối hợp; HS (tự quản, tăng gia). Thực hiện làm nhà ở cho HS: xã hội hóa giáo dục: 3 cứng, huy động sức dân làm nhà khung gỗ, xin thêm đất dựng nhà cho HS.

Bốn là, Tổ chức quản lý các hoạt động ngoài giờ trên lớp cho HS bán trú nhằm giáo dục kỹ năng sống: tự học buổi chiều, buổi tối có hướng dẫn của GV; VHVN-TDTT; tăng gia cải thiện đời sống; tổ chức xem thời sư, chiếu phim cuối tuần; Nên tổ chức các lễ tết cho các em HSDT bằng hình thức các cuộc thi thể hiện tay nghề nhằm động tinh thần giúp HS yêu trường yêu lớp, chia sẻ  nhau (tết trung thu, tết khẩu hó, tết người Mông...)
 
(Học sinh bán trú trao đổi bài học sau giờ học chính khóa).
 
Kết quả thi THPT quốc gia cũng như kết quả giáo dục nói chung đòi hỏi sự tâm huyết của cả đội ngũ trong quá trình giáo dục, sự cố gắng của học sinh trong quá trình học tập, song việc tổ chức tốt đời sống cho các em học sinh ở nhà cũng như ở trường cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Tôi tự hỏi tại sao các trường nội trú lại có chất lượng tốt như vậy? Ngoài yếu tố đầu vào thì các trường nội trú còn được đầu tư CSVC, nhân lực, các trang thiết bị và nguồn tài chính để có thể tổ chức được tốt nhất đời sống cho các em.

Đối với các trường vùng ngoài có số lượng học sinh bán trú đông nếu làm tốt đời sống bán trú sẽ là nhân tố để gây dựng phong trào học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Mọi điều kiện tốt HS không được tự giác học tập, không được rèn luyện thì không thể có chất lượng. Quản lý học sinh bán trú là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện. Theo quy trình: Bước 1: Tuyên truyền vận động; Bước 2: Đưa vào trong trường để tổ chức quản lý; Bước 3: Tổ chức cho HS tự học buổi 2, 3 có sự quản lý hướng dẫn của GV cùng với các hoạt động tích hợp giáo dục KNS. Chỉ có sự hoạt động tích cực của cá nhân mới giúp cho HS chiếm lĩnh tri thức hiệu quả nhất. Điều đó cũng đúng với định hướng chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày của Bộ GD&ĐT. Nhằm thực hiện mục tiêu học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phù hợp với quy luật của nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tường đến thực tiễn, cần có sự rèn luyện của HS có tác động quản lý hướng dẫn thời gian tự học của HS, giáo viên có điều kiện kèm cặp giúp đỡ HS.
Chất lượng 2 mặt giáo dục mỗi năm được nâng lên, cải tiến đáng kể.

 
Năm học Xếp loại văn hóa (%) HSG đạt giải tỉnh cấp tỉnh Tỷ lệ chuyển lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
2010 - 2011 0,6 14,5 58,4 25,7 0,9 5 89,9%
2011 - 2012 0,5 24,5 56,0 17,1 1,9 4 92,2%
2012 - 2013 0 26,4 56,1 14,5 3,0 11 94,0%
2013 - 2014 0 27,6 53,5 18,1 0,8 9 94.0%
2014 - 2015 1,6 40,1 49,5 8,8 0,0 5 94.3%
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm của nhà trường luôn xếp trong tốp đầu và đạt cao trên mặt bằng chung của tỉnh (GDPT vượt 0,6 – 4,7%  đạt 3,02%/năm, GDTX vượt 6,0-23,8% đạt 14,6%/ năm)
 
Năm học Số HS đỗ TN/ số HS dự thi Tỷ lệ đỗ
tốt nghiệp (%)
Vượt so với mặt bằng toàn tỉnh (%) Vị trí xếp hạng so với các đơn trong tỉnh
GDPT GDTX GDPT GDTX GDPT GDTX GDPT GDTX
2010 - 2011 75/75 35/36 100,0 97,2 4,35 6,0 1 2
2011 - 2012 61/61 27/27 100,0 100,0 2,55 9,7 1 1
2012 - 2013 101/102 21/24 99,0 87,5 4,70 23,8 4 5
2013 - 2014 86/87 26/26 98,9 100 0,6 12.4 5 1
2014 - 2015 77/84 23/30 91,7 76,7 2,89 21,1 7 2
  400/409 132/143 97,92 92,3 3,02 14,6 3,6 2,2
 
                                             
 
 
 
                                       
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm231
  • Hôm nay50,968
  • Tháng hiện tại3,487,949
  • Tổng lượt truy cập74,197,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi