banner

Hiệu quả đem lại từ việc thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Mùn Chung huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Thứ năm - 29/02/2024 01:45
Dienbien.edu.vn Xã Mùn Chung là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo. Xã có 09 bản với 4.043 nhân khẩu, hầu hết là người dân tộc thiểu số (DTTS) và chủ yếu là người dân tộc Thái và Mông. Trường MN Mùn Chung được thành lập từ năm 2007, trải qua 17 xây dựng và trưởng thành đến năm 2020 trường được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia.
Sau nhiều năm thực hiện Tăng cường tiếng Việt (TCTV) cho trẻ mầm non vùng DTTS theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường MN Mùn Chung đã “gặt hái” được nhiều thành quả quan trọng, góp phần tạo chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục trẻ người DTTS nói riêng và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường nói chung.
Trẻ mẫu giáo tham gia nhẩy sạp, một nét văn hóa truyền thống của người Thái trong Hội chợ xuân tại trường
Trường có trên 97% trẻ là người DTTS, do vậy việc TCTV cho trẻ DTTS được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Nhà trường chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phù hợp tình hình thực tế, khả năng nhận thức của trẻ… Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng cảnh quan môi trường thân thiện; tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, phát huy vài trò của giáo viên, cộng đồng, cha mẹ trẻ…
Trường chú trọng đến việc tạo môi trường TCTV cho trẻ DTTS theo bộ tiêu chí xây dựng môi trường TCTV cho trẻ em DTTS dựa trên tiếng mẹ đẻ và văn hóa địa phương. Việc tạo môi trường TCTV trong và ngoài lớp học được giáo viên chú trọng; xây dựng, sắp xếp phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy TCTV nói riêng cho trẻ ở các lớp …

Môi trường TCTV trong lớp học

Giải pháp mang lại hiệu quả rất hữu ích đó là tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế để khai thác tối đa nguồn tài liệu văn hóa địa phương bằng tiếng mẹ đẻ của trẻ như: sử dụng các đồ dùng, nguyên vật liệu địa phương để trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ và kết hợp học tiếng Việt; khai thác tối đa các tranh ảnh, câu chuyện, bài hát, thơ ca, hát ru… bằng tiếng dân tộc của trẻ để học tiếng Việt và phát triển thành nguồn học liệu học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt (phát triển sách tranh truyện, bài văn vần, bài hát, tranh ảnh với các tiêu đề chữ viết… từ văn hóa dân tộc); khai thác và sử dụng các trò chơi dân gian, các hoạt động trong lễ hội đặc thù của địa phương, đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ kết hợp với tiếng Việt.

Trẻ của trường được nghe nghệ nhân hát tiếng Thái

Trẻ tham gia dã bánh dày ngày Tết (một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mông)

Trong quá trình TCTV cho trẻ, trường chú trọng công tác phối hợp phối hợp với cha mẹ trẻ, nhân dân trên địa bàn sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm phong phú nguồn học liệu trong môi trường TCTV ở các lớp; sưu tầm các tác phẩm thơ, truyện... của người DTTS để dạy cho trẻ. Khuyến khích sự cha mẹ trẻ, các tổ chức xã hội cùng tham gia vào hoạt động lao động công ích như: Xây dựng môi trường lớp học, đóng góp đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương, trồng cây và làm sạch sân trường…;

Cha mẹ trẻ cùng nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi trải nghiệm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Không chỉ là huy động cha mẹ hỗ trợ ngày công lao động, nhà trường còn khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Huy động cha mẹ trẻ hỗ trợ giáo viên trong huy động trẻ ra lớp, tuyên truyền tới các gia đình việc quan tâm, chăm sóc khi ở nhà, đặc biệt là hỗ trợ giáo viên trong nấu ăn bán trú cho trẻ, trồng rau để cải thiện bữa ăn cho trẻ.
Cha mẹ trẻ tham gia văn nghệ trong Hội chợ Xuân 2024
Kết quả triển khai trong giai đoạn II thực hiện Đề án "TCTV cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS”, việc sử dụng tiếng Việt của trẻ DTTS trong trường đã có nhiều tiến bộ rõ nét. 100% trẻ DTTS đến lớp đều được TCTV, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp có sử dụng tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt mọi lúc mọi nơi không chỉ trong trường mà còn cả trong gia đình và cộng đồng. 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đánh giá hoàn thành chương trình GDMN, trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái tiếng Việt. Trường đã xây dựng được “Thư viện thân thiện”, tạo cho trẻ có thói quen thích đọc sách, khám phá sách; đồng thời đây cũng là góc để cô và trẻ trao yêu thương, nhận hạnh phúc.
Góc nhỏ thư viện để cô và trò trao yêu thương nhận hạnh phúc
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án trong thời gian tới nhà trường tiếp tục đẩy mạnh: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị, tài liệu, học liệu phục vụ dạy, học tiếng Việt cho trẻ người DTTS; khuyến khích giáo viên biết tiếng mẹ đẻ trong dạy các nhóm, lớp đông trẻ là người DTTS; bố trí những giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, trách nhiệm cao, thông thạo tiếng địa phương phụ trách nhóm, lớp; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức tổ chức, cá nhân, cha mẹ trẻ để tăng cường CSVC, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục TCTV cho trẻ mầm non... Đặc biệt là quan tâm đến việc vận động các gia đình cho trẻ đi học chuyên cần, thường xuyên sử dụng tiếng Việt giao tiếp với trẻ ở gia đình và cộng đồng. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học theo Chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”./.

Tác giả: quản trị, Trường Mầm non Mùn Chung, huyện Tuần Giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập385
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay28,114
  • Tháng hiện tại652,772
  • Tổng lượt truy cập137,004,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi