banner

Trường Mầm non Võ Nguyên Giáp, thành phố Điện Biên Phủ với mô hình “Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”

Thứ năm - 29/02/2024 03:53
Dienbien.edu.vn - Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non năm học 2023-2024, trường Mầm non Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường, trong đó phải kể đến mô hình “Bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non”. Với mô hình này nhà trường hướng tới giúp trẻ em khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Trường Mầm non Võ Nguyên Giáp xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ hiện có 186 trẻ nhà trẻ và mẫu giáo đang theo học. Từ nhiều năm nay, nhà trường luôn xác định: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là nội dung hết sức quan trọng, được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn được Nhà trường quan tâm.
Để đạt được mục tiêu của mô hình “Bữa ăn đủ dinh dưỡng trong trường mầm non”, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt và triển khai: Kế hoạch, một số văn bản liên quan đến công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và trong các cuộc họp phụ huynh.
Là ngôi trường thuộc xã vùng khó khăn của thành phố, song nhà trường có đầy đủ hệ thống phòng chức năng, phòng học được bố trí khoa học, sạch sẽ, nhất là khu bếp nấu ăn thoáng đãng, hợp vệ sinh, đảm bảo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động ăn bán trú cho trẻ. Bếp ăn được xây dựng và hoạt động theo quy trình “Bếp một chiều”, từ khâu giao nhận - sơ chế - chế biến - duy trì tính khẩu phần ăn cho trẻ theo thực đơn, thực hiện việc lưu mẫu thức ăn hằng ngày.
Ngoài ra nhà trường còn xây dựng vườn cây của bé để cung cấp, bổ sung thêm nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn của trẻ, đồng thời đây còn là khu vui chơi và tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng mô hình “Bữa ăn đủ dinh dưỡng trong trường Mầm non” còn phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm và tình yêu thương dành cho trẻ, do đó, nhà trường không ngừng bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên nhà bếp, cán bộ, giáo viên trong nhà trường về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, cũng như những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng, sức khỏe, quy trình chế biến nấu ăn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, sáng tạo trong mỗi bữa ăn. Đội ngũ nhân viên nhà bếp còn thường xuyên được tham gia tập huấn về công tác an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Mặt khác, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho trẻ để kịp thời điều chỉnh cũng như phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ tại nhà trường và ở gia đình.
Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng chỉ đạo đội ngũ giáo viên của trường thường xuyên lồng ghép các nội dung về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động học, các giờ học kỹ năng sống, tổ chức các trò chơi… phù hợp với trẻ mầm non giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh trước, trong và sau khi ăn; trẻ có thể nhận biết được tên các loại thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm; hình thành thói quen ăn uống khoa học, hợp vệ sinh; trẻ có kỹ năng tự phục vụ trong các bữa ăn…
Với mong muốn trẻ có những bữa ăn chất lượng, đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường cũng thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc thực phẩm. Việc xây dựng thực đơn cũng được thực hiện thay đổi theo mùa, thay đổi theo tuần, cách chế biến phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ.
Đồng thời, nhà trường cũng chú trọng thực hiện việc tuyên truyền dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hệ thống pano, ap phich được vẽ hoặc gắn tại các vị trí phù hợp để trẻ và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bữa ăn dinh dưỡng trong trường mầm non và tại gia đình.
Hiệu quả của mô hình “Bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” đem lại đó là nhà trường đã giảm được đáng kể tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì. Cụ thể: tính đến giữa năm học 2023-2024, nhà trường có tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng đạt 97,8%; tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao 96,8%; trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhờ đó chất lượng giáo dục của nhà trường vì thế mà không ngừng được nâng lên. Trường luôn duy trì tốt các tiêu chí theo yêu cầu của trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đạt kiểm định chất lượng mức II; nhiều năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc và được UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen.
Hơn thế, chính sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh có lẽ là thước đo tốt nhất và sự ghi nhận đó cũng là niềm vui, động lực để góp phần tiếp thêm ngọn lửa yêu nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Võ Nguyên Giáp xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại địa bàn xã.
Một số hình ảnh về các hoạt động của nhà trường:








                                           


Tác giả: quản trị, Lý Kim Phượng

Nguồn tin: Trường Mầm non Võ Nguyên Giáp, thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập323
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay28,114
  • Tháng hiện tại652,706
  • Tổng lượt truy cập137,004,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi