banner

Trường Mầm non Ẳng Tở, huyện Mường Ảng triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Thứ ba - 05/03/2024 19:03
Dienbien.edu.vn- Thực hiện Kế hoạch số 831/KH-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Điện Biên về thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 21/05/2021 của UBND huyện Mường Ảng về Thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Mường Ảng giai đoạn 2021-2025.
Với mục tiêu đảm bảo cho trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số (DTTS) có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề để các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo, Trường mầm non Ẳng Tở xác định vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản, là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đối với trẻ DTTS nói riêng.

Trường Mầm non Ẳng Tở là xã thuộc khu vực khó khăn của huyện, tỷ lệ trẻ là người dân tộc cao trên 96%, đời sống kinh tế khá khó khăn, trẻ em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ tại gia đình, khi đến trường các cháu gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với cô và các bạn khác dân tộc, đây là một khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và trẻ, cũng như việc đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non của nhà trường. Có những trẻ thậm chí không nói được với cô nhu cầu tối thiểu của cá nhân như “uống nước”, “đi vệ sinh”. Những rào cản về mặt ngôn ngữ khiến trẻ càng thêm nhút nhát, rụt rè, không tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ ở trường mầm non.
Trước những khó khăn đó, Trường Mầm non Ẳng Tở đã có nhiều giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số và được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Mường Ảng, Sở Giáo dục và Đào tạo, sự hỗ trợ ủng hộ về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua, Trường Mầm non Ẳng Tở đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cụ thể:
Phụ huynh, giáo viên và học sinh giao lưu các hoạt động trong ngày Hội "Bé vui đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn” năm 2024.
1. Xây dựng, triển khai và thực hiện kế hoạch số 29/KH-MNAT ngày 15/9/2021 của trường Mầm non Ẳng Tở ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tổ chức tốt các hoạt động tăng cường tiếng Việt đảm bảo yêu cầu, chất lượng và hiệu quả. Hàng năm, nhà trường tiếp nhận, triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường.
2. Tuyên truyền các văn bản đến toàn thể CBQL,GV,NV, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, đặc biệt nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về dạy tiếng Việt cho học sinh  DTTS một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của đơn vị.
3. Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thực hiện tự chủ trong việc điều chỉnh nội dung dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; tăng cường áp dụng các yếu tố tích cực của chương trình giáo dục mầm non để tổ chức lớp học và các hoạt động giáo dục; dạy học 2 buổi/ngày, xây dựng môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học; tổ chức các hoạt động dưới cho trẻ nhiều hình thức phù hợp, phong phú nhằm thu hút trẻ đến trường.

Trẻ hoạt động ở góc thư viện của nhà trường
4. Phối hợp và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa giáo viên, trẻ, cha mẹ từ đó nâng cao kỹ năng nghe hiểu và giao tiếp bằng tiếng việt cho trẻ, đồng thời nâng cao việc phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để trẻ có cơ hội được giao lưu, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa các cô với trẻ và với các cô, chú tham gia phối hợp với nhà trường.

6. Rà soát, tham mưu Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bổ sung thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi học liệu và quản lý sử dụng hiệu quả. Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tuyên truyền khuyến khích các bậc cha mẹ trẻ cùng sưu tầm nguyên vật liệu, phối hợp với giáo viên xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt và làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp thực hiện giảng dạy nâng cao chất lượng tiếng việt cho trẻ. Tính đến tháng 02/2024 làm được  540 bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động tăng cường tiếng Việt.
   
 Phụ huynh, giáo viên làm đồ dùng đồ chơi chơi tự tạo xây dựng môi trường
 tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS
7. Phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể của nhà trường, cộng đồng xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ ở trường cũng như ở gia đình. Một trong những hoạt động được nhà trường đặc biệt quan tâm trong năm học này đó chính là triển khai mô hình “Thư viện thân thiện" trong nhà trường. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực vận động, tuyên truyền với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể cùng quyên góp, bổ sung thêm vào thư viện nhà trường những quyển sách, truyện hay phù hợp với lứa tuổi mầm non, giúp trẻ có thêm nhiều loại sách mới, lạ, hay để trẻ "đọc", giúp trẻ phát triển nhận thức, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với sách báo, tranh ảnh, hình ảnh qua các con vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, nhận biết các chữ cái đã học... Từ đó giúp trẻ hình thành kỹ năng tìm tòi, thích đọc sách, trẻ được phát triển kỹ năng nghe, hiểu phát âm và diễn đạt bằng tiếng việt. Nhà trường chỉ đạo giáo viên tích cực tuyên truyền với phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện của trường và cùng con đọc sách ở nhà để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ, giúp hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng nghe, nói, làm quen với đọc, viết cho trẻ em dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp phụ huynh hiểu và tự nguyện xây dựng những khu vực vui chơi, môi trường giao tiếp tại nhà trường cũng như ở gia đình, sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với trẻ khi trẻ ở nhà, cộng đồng nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ.
      
Phụ huynh cùng con đọc sách ở góc thư viện của nhà trường

8. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ em DTTS là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả mục tiêu TCTV cho trẻ em DTTS tại nhà trường. Công tác bồi dưỡng giáo viên về TCTV cho trẻ em DTTS thường xuyên được đổi mới cả về nội dung và hình thức, được đa dạng hóa thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề trường, chuyên đề cụm... Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong hoạt động TCTV cho trẻ DTTS, tích cực nghiên cứu, áp dụng xây dựng kế hoạch giáo dục  và các phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng TCTV cho trẻ DTTS tại nhóm/lớp.
Tập huấn về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Trẻ được học tiếng Việt thông qua hoạt động khám phá khoa học
Tháng 11/2023 nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm với nội dung nâng cao chất lượng dạy TCTV cho trẻ DTTS theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Đến dự và chỉ đạo chuyên môn có đồng chí Nguyễn Thị Huệ - Chuyên viên phòng GDMN-TH, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên; Đồng chí Nguyễn Thị Thục Hà - Công chức phòng GD&ĐT và đại diện cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của 13 trường mầm non trong huyện, Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường. Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung tháo gỡ, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức lồng ghép tăng cường tiếng Việt; trao đổi, thảo luận thống nhất về phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép tăng cường tiếng vào các hoạt động giáo dục và các hoạt động trong ngày.
Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn cụm với nội dung nâng cao chất lượng dạy TCTV cho trẻ DTTS theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm tại Trường Mầm non Ẳng Tở
Với việc triển khai đa dạng, linh hoạt các giải pháp, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp uỷ chính quyền địa phương, nhân dân, phụ huynh và cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt.
Tổng số trẻ em người DTTS đến trường là 84,1%, tăng 9,2% so với thời điểm xây dựng Đề án (đặc biệt bản Pú Tỉu là bản vùng cao với tỷ lệ huy động trẻ DTTS trong độ tuổi từ 24 tháng đến 72 tháng đến trường 15/15 trẻ đạt 100%). 254/254 trẻ em người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt và học 2 buổi/ngày đạt 100%. Việc vận dụng các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đã linh hoạt, sáng tạo hơn, đa số giáo viên đã biết căn cứ vào trình độ tiếng Việt của trẻ trong lớp để xác định nội dung và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt đối với lớp mẫu giáo ghép, giáo viên đã biết tận dụng những lợi thế của lớp ghép và sự hỗ trợ của cộng đồng để dạy trẻ thực hành tiếng Việt.
 Đến nay đa số học sinh đã có kỹ năng nghe, hiểu, diễn đạt bằng tiếng Việt, trẻ mạnh dạn, tự tin trong trong các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt ở các điểm trường vào đầu các năm học nhiều trẻ dân tộc thiểu số vẫn nói tiếng mẹ đẻ khi đến trường, chưa biết sử dụng tiếng Việt, hoặc sử dụng chưa thành thạo, nhưng sau khi đến trường học trẻ đã biết và mạnh dạn sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, trong học tập; Các kỹ năng nghe, hiểu, nói tiếng Việt của trẻ hằng năm đều đạt 95% - 97%  trở lên, từ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Trẻ được đánh giá đạt các mục tiêu cuối độ tuổi luôn chiếm tỉ lệ cao từ 95% trở lên, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%, làm tiền để sẵn sàng cho trẻ vào học tập tốt ở lớp Một./.

Tác giả: quản trị, Trường Mầm non Ẳng Tở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập257
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay28,114
  • Tháng hiện tại652,261
  • Tổng lượt truy cập137,004,074
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi