banner

GDMN - ĐDDHTL - 22: BẢNG ĐA NĂNG

Thứ hai - 19/08/2013 20:57
Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nga, Đỗ Thị Thắm, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trường mầm non Núa Ngam, huyện Điện Biên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON - SỐ 22
ĐDDHTL - 22: BẢNG ĐA NĂNG


          Nhóm tác giả:  Nguyễn Thị Nga, Đỗ Thị Thắm, Nguyễn Thị Ngọc Hà
          Đơn vị: Trường mầm non Núa Ngam, huyện Điện Biên
          Tên đồ dùng: Bảng đa năng
          Dạy ở hoạt động: Làm quen với toán, khám phá khoa học, trò chơi...
 
1. Cấu tạo

Đồ dùng dạy học bảng đa năng được thiết kế như sau: Có bánh xe di động, gồm 2 mặt, một mặt dùng cho trẻ thực hành, bảng được dùng để gài các miếng gỗ nhỏ lên,  một mặt dùng cho cô sử dụng để viết, vẽ, treo tranh... kích thước phù hợp cho cả cô và trẻ.

2. Nguyên liệu

1 chiếc bảng phooc có chiều cao 1,3m, chiều rộng 1,1m có 2 mặt;
Hình vẽ các chủ đề, hình vẽ tương ứng với các con số, hình vẽ tương ứng với các chữ cái,  đề can các màu, các miếng gỗ phế liệu, các hình vẽ, băng dính 2 mặt;
Các bức tranh phục vụ cho các hoạt động.

3. Quy trình làm bảng đa năng

Sử dụng bảng phoóc (cũ hoặc mới đều được), dùng đề can để bọc mặt bảng sau đó gắn các thanh nhôm ngang cách đều nhau ở mặt bảng phoóc. Các miếng gỗ nhỏ được bọc bằng đề can màu vàng, sau đó dùng đề can để cắt hình ảnh các con vật, các chữ số, hình ảnh theo từng chủ đề gắn lên các miếng gỗ. Cắt hình ảnh gắn lên tương ứng với các chữ số và các chữ cái.
 Dùng keo gắn gỗ để gắn các thanh nhôm lên bảng, trang trí bảng bằng đề can, sử dụng bánh xe để làm chân cho bảng. Làm các tấm gỗ nhỏ theo các chủ đề và theo các hoạt động học để gài lên các thanh nhôm. Cách bố trí các miếng gỗ và các thanh nhôm trên bảng hợp lý.

4. Ứng dụng

Với chiếc bảng dạy học có màu sắc tươi sáng kèm theo các hình trên các khối gỗ các con vật, các loại quả. Cô giáo có thể sử dụng trong các hoạt động học: làm quen với toán, phần nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10: Cô cho trẻ xếp các số tứ tự từ nhỏ đến lớn, chọn các số liền trước, liền sau...
Với các hoạt động học khám phá khoa học có thể sử dụng trong các phần luyện tập như: Chọn các loại hoa, quả, các con vật gài lên bảng,…
Việc cho trẻ vừa được học thông qua các thao tác như vậy, giúp trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo, nhanh trí. Đồ dùng “bảng đa năng” phù hợp với thực tế giảng dạy, giúp giáo viên thuận tiện khi sử dụng, sử dụng nhiều lần, ít tốn kém và có khả năng nhân bản rộng rãi./.
 
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay34,781
  • Tháng hiện tại101,181
  • Tổng lượt truy cập136,452,994
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi