banner

GDTH. Tập huấn "Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học"

Thứ ba - 29/12/2015 07:10
Dienbien.edu.vn. Thực hiện Kế hoạch số 1041/KH-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phối hợp với Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) tổ chức tập huấn "Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học" từ ngày 23/12 đến ngày 25/12/2015 tại Hà Nội.
Với mục đích hỗ trợ tập huấn đại trà qua mạng cho giáo viên các địa phương về "Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học" Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học triển khai một số nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học ở các nước trên thế giới và Việt Nam; các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học trong chương trình hiện hành và chương trình, sách giáo khoa mới; đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học; kỹ năng tổ chức triển khai, hỗ trợ việc học của học viên và quản lý, đánh giá kết quả tập huấn đại trà về hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học qua mạng thông tin trực tuyến.


Phát biểu của đại diện Cục Nhà giáo tại lớp tập huấn
 
Qua lớp tập huấn, các học viên hiểu được khái niệm của học qua trải nghiệm là quá trình học mà theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 1984). Từ đó hiểu được bản chất của học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả; đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.

Cũng qua lớp tập huấn, các học viên xác định được mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực tâm lý- xã hội, giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình làm tiền đề cho việc tạo dựng sự nghiệp và cuộc sống sau này.

Trong thời gian tập huấn các học viên cũng được trải nghiệm thực hành các bước thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học.

Bước 1: Đặt tên cho hoạt động

Là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nói lên chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn; tạo ra trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động.

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động.

Bước 4: Chuẩn bị hoạt động.

- Nắm vững nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động.

- Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như các tài liệu, phương tiện (âm thanh, ánh sáng, phục trang, đạo cụ, băng đĩa, máy tính, máy chiếu...), phòng ốc, bàn ghế, kinh phí...

- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân.

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động...

- Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh...

Bước 5: Lập kế hoạch.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động.

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.


Hoạt động trải nghiệm tại các nhóm, lớp

Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học.

Bước 1: Thảo luận các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo xem những hình thức nào phù hợp với thực tế của nhà trường.

Bước 2: Thử thiết kế một dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo một chủ đề mà nhóm lựa chọn.

Bước 3: Trình bày trước lớp.

Bước 4: Tổng kết.

Có thể nhận thấy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội. Qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Điều đó cũng khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; hoạt động trải nghiệm sáng tạo là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người./. 

Nguồn tin: Trường THPT Thị xã Mường Lay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay38,980
  • Tháng hiện tại721,996
  • Tổng lượt truy cập135,200,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi