banner

GDMN - ĐCTL - 16: Đồ chơi cá ngựa

Thứ ba - 02/07/2013 03:00
Nhóm tác giả: Mai Thị Phương, Nguyễn Thị Châu Loan, Lý Kim Phượng, Phạm Thị Phượng, Lường Thị Miên, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Quỳnh Phương trường Mầm non Nà Tấu - Tà Cáng, huyện Điện Biên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN


ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 16
 ĐCTL - 16: ĐỒ CHƠI CÁ NGỰA


Nhóm tác giả: Mai Thị Phương, Nguyễn Thị Châu Loan, Lý Kim Phượng, Phạm Thị Phượng, Lường Thị Miên, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Quỳnh Phương.

Đơn vị: Trường Mầm non Nà Tấu - Tà Cáng, huyện Điện Biên.

Tên đồ chơi: Đồ chơi cá ngựa

Dạy môn: Hoạt động ngoài trời
 
1. Cấu tạo

- 01 bàn cá ngựa;

- 24 quân cá ngựa chia làm 4 loại màu cơ bản;

- 04 hộp xúc xắc.  
 
 
 
 
 
 
 
2. Nguyên vật liệu

Gỗ làm bàn cá ngựa, nắp vỏ chai nhựa, thép 1mm, sốp màu, keo nến, giấy đề can nhiều màu, 4 vỏ hộp.
 
 
 
 
 
3. Quy trình làm đồ chơi cá ngựa

Bàn cá ngựa có thể dùng gỗ hoặc tận dụng tấm phooc có kích thước khoảng 50x50 cm, dùng giấy đề can để trang trí, một mặt trang trí 4 góc tương ứng với 4 chuồng cá ngựa và các chấm tròn để xác định đường đi cho cá ngựa; mặt kia có thể trang trí thành bàn chơi ô ăn quan…

 Đục lỗ các nắp chai theo 4 loại màu cơ bản thể hiện 4 loại cá ngựa, xoắn lò xo khoảng 5cm, vỏ hộp trang trí làm ống xúc xắc, sốp bitis làm quân  xúc xắc.

4. Lắp ráp và bố trí đồ dùng, đồ chơi

Dùng lò xo xoắn chân và đầu cá ngựa kết nối vào nhau, xâu 2 hai nắp vỏ  làm tai kết nối vào đầu và sau đó trang trí mặt mũi, tay, chân thành con cá ngựa hoàn chỉnh. Dán các chấm số từ 1- 6 vào chuồng cá ngựa, gắn các đường đi của mỗi đoạn có số lượng là sáu chấm tròn, lật mặt sau trang trí để chơi ô ăn quan. Quân chơi ô ăn quan cũng chính là các nắp vỏ chai được chia làm 2 màu xanh, đỏ.

5. Ứng dụng, cách vận hành

Dạy trong giờ hoạt động ngoài trời, sử dụng trong các chủ đề.

Cách chơi "Cá ngựa": 4 trẻ tham gia chơi, chọn màu cá ngựa của mình, lấy xúc xắc cho vào lọ lắc và di chuyển cá ngựa theo số lượng chấm tròn đổ được trên xúc xắc. Khi tính toán được số chấm đủ để thay thế ngựa của bạn khác trước mặt thì trẻ được thay thế ngựa của mình vào vị trí đó, khi về đến cửa chuồng của mình trẻ đổ xúc xắc sao cho tất cả các con cá ngựa xếp đủ theo vị trí từ 6-1 là thắng cuộc.

Trò chơi đặc biệt củng cố các kỹ năng về toán (số lượng, đếm) cho trẻ và phát triển cho trẻ tư duy lôgic, tính toán để làm sao nhanh về đến chuồng nhất. Ngoài ra trẻ có thể lật mặt sau của bàn cá ngựa để chơi trò chơi “Ô ăn quan” rất đơn giản, nhưng điều đặc biệt ở đây là trẻ có thể chơi được ở mọi lúc, mọi nơi, chuyển trò chơi một cách dễ dàng không cần có sự trợ giúp của cô giáo./.

Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay20,912
  • Tháng hiện tại730,271
  • Tổng lượt truy cập135,208,564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi