Dạy ở hoạt động: Khám phá khoa học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trang trí góc lớp
1. Cấu tạo: Đèn (cắt từ nhiều loại hộp phế thải có hình dáng ban đầu khác nhau để tạo sự phong phú), dây, quả bông.
2. Nguyên vật liệu
Vỏ nhiều loại hộp nhựa phế thải, giấy đề can màu, tre, dây len.
3. Quy trình làm đèn lồng
- Vỏ hộp nhựa phế thải rửa sạch, phơi khô.
- Đề can các màu cắt thành những dải đài rộng 1cm, sau đó dán đề can theo hình uốn lượn vào vỏ hộp phế thải.
- Dùng bút chì đen kẻ những đường thẳng trên vỏ hộp phế thải.
- Dùng dao dọc giấy cắt theo được đã kẻ sẵn.
- Dùng dùi sắt hơ nóng dùi hai đầu của chiếc vỏ hộp đã cắt.
- Dây len tết lại và luồn vào hai đầu của chiếc hộp đã cắt, thít chặt một đầu dây len ở đáy chiếc hộp, đầu còn lại kéo mạnh để tạo thành hình những chiếc đèn lồng theo các hình dáng khác nhau sau đó buộc thắt nút lại cho chặt.
- Que tre vót tròn như chiếc đũa dùng giấy đề can màu quấn lại cho đẹp, buộc dây len vào một đầu chiếc que để cầm đèn cho dễ.
4. Ứng dụng
- Cho trẻ sử dụng trong hoạt động lễ hội tết Trung thu, trẻ được cầm đèn để rước đèn trong ngày tết Trung thu. Những chiếc đèn lồng này vừa dễ làm, không tốn kém lại rất phù hợp với trẻ vùng khó khăn trong điều kiện gia đình trẻ không có khả năng mua đèn lồng cho trẻ.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ mẫu giáo.
- Chủ đề sử dụng phù hợp nhất: Trường mầm non - Tết Trung thu./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non