banner

Điện Biên triển khai các hoạt động Dự án Tăng cường tiếp cận công nghệ giáo dục bình đẳng và hòa nhập cho trẻ em Việt Nam”

Thứ ba - 11/06/2024 09:29
Dienbien.edu.vn - Dự án “Tăng cường tiếp cận công nghệ giáo dục bình đẳng và hòa nhập cho trẻ em tại Việt Nam” tại tỉnh Điện Biên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1812/QĐ-UBND ngày 08/11/2023 với mục tiêu nâng cao kỹ năng số và kỹ năng đọc hiểu cho trẻ em từ 6-11 tuổi.
Đây là Dự án được xây dựng dựa trên những nỗ lực và bài học kinh nghiệm có được của tổ chức SC trong việc triển khai dự án “Nâng cao kỹ năng đọc viết cho trẻ em thiệt thòi thông qua tiếp cận công nghệ số” (ANCP) giai đoạn 2021-2023, đặc biệt là các yếu tố hạn chế liên quan đến công nghệ, thiết kế nội dung, kiểm soát chất lượng và an ninh, an toàn mạng.

Đồng chí Lê Quang Vinh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu
Tại Hội thảo khởi động Dự án

Dự án Tăng cường tiếp cận công nghệ giáo dục bình đẳng và hòa nhập cho trẻ em Việt Nam tại tỉnh Điện Biên” được Bộ ngoại giao và thương mại Úc tài trợ, được thực hiện bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên phối hợp với Tổ chức Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) từ tháng 11/2023 và hoàn thành vào tháng 7/2025 với tổng ngân sách 12.287.200.000 VNĐ (Mười hai tỷ, hai trăm tám mươi bẩy triệu, hai trăm nghìn đồng).
Dự án được thiết kế hỗ trợ học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát triển kỹ năng đọc hiểu và hiểu biết về công nghệ thông tin thông qua việc phát triển và thử nghiệm nền tảng ứng dụng số “Vui Đọc Cùng Em”. Đây là nền tảng đầu tiên thuộc loại hình này tại Việt Nam, bao gồm 300 bài học đọc dựa trên sách giáo khoa được trò chơi hóa dành cho học sinh tiểu học, theo cách tương tác và thân thiện với trẻ em giúp các em hứng thú với các bài học đọc ở lớp và ở nhà, cải thiện hiệu quả kỹ năng đọc hiểu của các em. Trong khi tương tác với các bài đọc trên nền tảng số, còn có các bài học về an toàn mạng giúp học sinh sẽ phát triển các kỹ năng hiểu biết về ứng dụng số/an toàn mạng. Việc học và cách hỗ trợ việc học sẽ trở nên dễ dàng, tự nhiên và lấy trẻ làm trung tâm. Kỹ năng đọc hiểu được cải thiện sẽ góp phần nâng cao sự tự tin và kết quả học tập của trẻ.
Cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham gia các hoạt động tập huấn Dự án
Dự án gồm 3 cấu phần: Ứng dụng "Vui đọc cùng em" phù hợp với bối cảnh học tập, tích hợp các tính năng hòa nhập xã hội và tiếp cận rộng rãi với người dùng mục tiêu. Ứng dụng “Vui đọc cùng em” được thí điểm để lấy bằng chứng về tác động với sự tham gia hiệu quả của người hưởng lợi và các bên liên quan.Ứng dụng “Vui đọc cùng em” được công nhận là học liệu học tập hợp lệ cho ngành giáo dục tiểu học và được quảng bá trên toàn quốc để nhân rộng thông qua các quan hệ đối tác.
Để triển khai thực hiện Dự án, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (gọi tắt là SCI) rà soát, lựa chọn các trường tiểu học tham gia dự án, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban Quản lý Dự án, triển khai các hoạt động của Dự án theo kế hoạch kinh phí đã ký kết với tổ chức SCI đảm bảo theo quy định của SCI và của tỉnh Điện Biên.
Hy vọng sau 2 năm thực hiện, giáo viên và phụ huynh sẽ có thể hỗ trợ trẻ em sử dụng ứng dụng thành thạo để có kết quả học tập tốt hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn trên không gian mạng, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tầm quan trọng của giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Nhà trường cần sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, từ đó nâng cao năng lực giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, gắn với thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.

Tác giả: quản trị, Phan Bá Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay25,450
  • Tháng hiện tại659,588
  • Tổng lượt truy cập136,111,957
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi